7 lần thất bại, mất 9 ngón tay vẫn quyết tâm chinh phục Everest, người đàn ông Nhật tử vong trong giá rét
Nạn nhân là Nobukazu Kuriki, 35 tuổi, được phát hiện đã tử vong trong một khu trại tại độ cao 7400m, chỉ còn 1848m nữa là Kuriki sẽ chinh phục thành công ngọn núi Everest.
Dẫn lời một quan chức của cơ quan du lịch Nepal: Nạn nhân là Nobukazu Kuriki, 35 tuổi, được phát hiện đã tử vong trong một khu trại tại độ cao 7400m, chỉ còn 1848m nữa là Kuriki sẽ chinh phục thành công ngọn núi Everest.
Một ngày trước, Kuriki vẫn quay lại và đăng tải một đoạn video lên Youtube trước khi được phát hiện đã tử vong. Trong video, Kuriki nói với giọng điệu mệt mỏi pha chút ám ảnh: "Tôi cảm thấy sự đau đớn và khó khăn của việc chinh phục ngọn núi này..."
Video cuối cùng mà Kuriki đăng tải lên Youtube. Trong đó anh nói: "Tôi cảm thấy sự đau đớn và khó khăn khi chinh phục ngọn núi này"
Cơ quan du lịch Nepal và Đại sứ quán Nhật Bản vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông tin cụ thể nào liên quan đến cái chết của Kuriki, có thể do không thể liên lạc được với các trại dừng chân cao hơn.
Đây là lần thứ 8 và cũng là lần cuối cùng Kuriki quyết tâm chinh phục Everest.
Vào năm 2012, trong một chuyến leo Everest, anh đã mất 9 ngón tay vì tê cóng sau khi mắc kẹt 2 ngày trong một hố tuyết ở độ cao 8230m, nhiệt độ -20 độ C. Vào năm 2015, Kuriki tiếp tục quay lại đây với ước mơ chinh phục Everest.
Kuriki là người thứ 2 tử vong vì cố gắng leo lên đỉnh Everest chỉ trong vài ngày qua. Gjeorgi Petkov, một người leo núi 63 tuổi đến từ Bồ Đào Nha cũng đã tử vong ở khu vực núi Everest vào Chủ nhật.
Việc chinh phục Everest phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Thông thường, tháng 5 là khoảng thời gian tốt nhất trong năm để leo lên ngọn núi cao nhất thế giới. Đáng tiếc là, đã có rất nhiều người phải bỏ mạng lại nơi đây.
Theo Nextshark
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời