7 thứ kỳ lạ được sử dụng để thay thế tiền mặt trên thế giới

    TVD,  

    Những viên đá, vỏ ốc hay nắp chai cũng có thể sử dụng như tiền mặt.

    Trong quá khứ, đã có rất nhiều loại tiền tệ khác nhau được con người sử dụng, từ những viên đá cho đến đồng, kim loại rồi đến vàng và tiền giấy. Đây là phát minh vô cùng vĩ đại trong lịch sử kinh tế thế giới, nó giúp con người dễ dàng trao đổi hàng hóa và giúp xã hội phát triển.

    Cho đến nay, với sự phát triển của công nghệ đã khiến cho một loại tiền “cao cấp” hơn xuất hiện và đó chính là tiền ảo. Nhưng trong khi nhiều người sử dụng tiền ảo, hay tiền polyme thì ở nhiều nơi trên thế giới người ta vẫn còn sử dụng vỏ ốc hay thậm chí là những viên đá như một loại tiền tệ.

    1. Đá Rai

    Được sử dụng tại đảo Yap, thuộc Liên bang Micronesia.

    Thời gian sử dụng từ năm 500 sau Công nguyên cho đến nay.

    Mỗi viên đá có một giá trị riêng của nó.

    Đây là những viên đá vôi có hình đĩa lớn và có thể được chạm khắc. Chúng được sử dụng như loại tiền tệ chính trên hòn đảo Yap, nơi sinh sống của một số bộ tộc bản địa. Chúng được khai thác từ các mỏ đá vôi trên đảo.

    Những viên đá có giá trị khác nhau và không phải tùy thuộc vào độ lớn, mà tùy thuộc vào lịch sử của chúng. Ví dụ như vì vận chuyển những viên đá mà có nhiều người thiệt mạng thì giá trị của nó lại càng cao hơn.

    2. Khối chè

    Được sử dụng tại Trung Quốc, Mông Cổ, Tây Tạng và các nước Trung Á.

    Thời gian sử dụng từ thế kỷ 19 đến năm 1935.

    Giá trị tùy thuộc vào chất lượng của lá chè.

    Một khối chè là các lá chè đã được thu hoạch và đóng gói vào trong một khuôn hình chữ nhật, giống một viên gạch. Nó được sử dụng khi giá trị của lá chè đột ngột tăng vọt tại nhiều nước Châu Á.

    Các khối ché không chỉ được sử dụng như một loại tiền tệ, mà nó được ưa thích vì có thể điều trị ho và cảm lạnh, hoặc có thể thay thế thực phẩm khi khan hiếm.

    3. Pho-mát parmesan

    Được sử dụng tại miền Bắc nước Ý.

    Thời gian sử dụng từ năm 1953 đến nay.

    Giá trị 341 USD cho mỗi một khoanh pho-mát.

    Ngân hàng Ý, Credito Emiliano chấp nhận pho-mát parmesan như một loại tài sản thế chấp cho các khoản vay. Đây là hành động nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất pho-mát trong thời kỳ suy thoái.

    Mỗi khoanh pho-mát được gắn số serial để có thể truy tìm nếu bị đánh cắp. Thời hạn cho các khoản vay thế chấp bằng pho-mát là 34 tháng, bằng đúng hạn sử dụng của loại pho-mát này.

    Trong kho của ngân hàng Credito Emiliano được biết có khoảng 17.000 tấn pho-mát, được định giá khoảng 187,5 triệu USD.

    4. Nắp chai

    Được sử dụng tại Cameroon.

    Thời gian sử dụng trong năm 2005.

    Giá trị tùy thuộc vào các giải thưởng.

    Năm 2005, một nhà máy bia tại Cameroon đã bắt đầu một chiến dịch giải thưởng, người may mắn sẽ tìm thấy giải thưởng của mình phía dưới nắp chai bia. Các công ty khác bắt đầu học tập theo, vào lúc đó hầu hết nắp chai bia nào cũng có giải thưởng.

    Người dân Cameroon bắt đầu sử dụng nắp chai bia như một loại tiền tệ, thay vì đến nhà sản xuất để đổi lấy giải thưởng. Giá trị của một nắp chai tùy thuộc vào giải thưởng mà người sở hữu có thể đổi.

    5. Vỏ ốc

    Được sử dụng tại Langa Langa Lagoon, quần đảo Solomon.

    Thời gian sử dụng từ năm 1200 trước Công nguyên và vẫn còn có giá trị đến ngày nay.

    Giá trị của một chuỗi vỏ ốc là 1.000 USD Solomon (tương đương 126 USD).

    Tại Langa Langa Lagoon, các loại vỏ ốc thường được sử dụng để làm đồ trang sức hoặc trong các buổi lễ lớn như đám cưới. Cho đến nay, vỏ ốc ngày càng trở nên khan hiếm hơn và vì thế mà giá trị của loại tiền này cũng đã tăng lên cao hơn.

    6. Thời gian gọi điện thoại

    Được sử dụng tại các nước Kenya, Nigeria, Ai Cập, Zimbabwe và Romania.

    Thời gian sử dụng từ năm 2011 đến nay.

    Giá trị một phút gọi điện thoại được đổi ra tương đương với giá cước.

    Tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Châu Phi người ta sử dụng thời gian gọi điện thoại như một loại tiền mặt. Các tài khoản di động trả trước có thể sử dụng số phút gọi điện trong tài khoản để đổi lấy tiền mặt hoặc là trao đổi hàng hóa.

    Do các nhà mạng cho phép chuyển thời gian gọi điện giữa các tài khoản không mất phí, nên loại tiền tệ này trở nên phổ biến hơn cả tiền mặt.

    7. 100 tỷ tỷ Pengo

    Quốc gia sử dụng: Hungary.

    Thời gian sử dụng trong năm 1946.

    Giá trị 0,2 USD.

    Pengo là đồng tiền chính thức của Hungary và 100 tỷ tỷ Pengo là đồng tiền mà Hungary đã từng phát hành. Sau Thế chiến II, Hungary xảy ra siêu lạm phát khiến cho tỷ giá của đồng Pengo tăng gấp đôi sau mỗi 15 tiếng.

    Đây là đợt siêu lạm phát có tốc độ kinh khủng nhất trong lịch sử thế giới. Và nó khiến cho Hungary phải cho ra mắt tờ tiền 100 tỷ tỷ Pengo với giá trị thực tế chỉ 0,2 USD. Đây là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất trong lịch sử thế giới được Chính phủ ban hành hợp pháp. So với đồng tiền này thì Đôla Zimbabwe vẫn còn có giá trị lớn hơn nhiều.

    Tham khảo: techinsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ