Những tấm hình đã từng làm mưa làm gió trên cộng đồng mạng, ai cũng tin là thật, nhưng sự thực không hề giống như vậy.
Thế giới Internet luôn ngập tràn thông tin muôn hình vạn trạng, với vô số những hình ảnh cực kỳ ấn tượng mà bạn có thể thấy bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng có thể tin được, đặc biệt là các hình ảnh được lan truyền, nhất là khi đây là thời đại Photoshop lên ngôi.
1. Chú hươu xuất hiện như một vị thần? Ồ không!
Đây là một trong những bức hình được chia sẻ rất nhiều. Khoảnh khắc tưởng như thể hiện khả năng nắm bắt cực kỳ thiên tài, nhưng hóa ra lại là sản phẩm Photoshop mà thôi.
2. Venice đóng băng
Cách đây vài năm, tấm hình thành phố Venice của Ý chìm trong băng giá đã được cư dân mạng chia sẻ rất nhiều, đặc biệt là vào thời điểm những đợt rét kỷ lục hoành hành khắp châu Âu.
Tuy nhiên thực tế thì không phải vậy. Dù Venice đôi khi có lạnh đến mức khiến nước đóng băng, nhưng nó cực kỳ hiếm, bởi nhiệt lượng thành phố này tỏa ra là không hề nhỏ. Ngoài ra, mặt nước của những con kênh tại Venice thường có màu tối, không thể xanh như bức hình ấy được.
Và điều quan trọng nhất, người ta đã tìm ra nguồn gốc của tấm hình này: được ghép từ ảnh của Venice với hồ Baikal tại Nga.
3. Những tòa chung cư khổng lồ của Trung Quóc
Trung Quốc đông dân, thế nên một số tỉnh và thành phố buộc phải chọn giải pháp xây nhà tầng. Tuy nhiên, dù quả là các tòa chung cư của đất nước này khá to lớn, nhưng không đến mức như ảnh được chia sẻ trên internet đâu.
4. Khu rừng hình con gấu của Nhật Bản
Tấm hình này từng được một số trang mạng xã hội chia sẻ rất nhiều (Facebook, Twitter...) và khiến nhiều người tin rằng Nhật Bản có một khu rừng được tạo hình theo kiểu "đầu gấu" như vậy.
Đúng là Nhật Bản là đất nước của những điều kỳ lạ, nhưng khu rừng này thực sự không tồn tại. Nó là tác phẩm của nhà thiết kế Fabien Barrau, đăng tải trên chính Instagram cá nhân của anh, kèm theo câu chuyện hư cấu về một hòn đảo chỉ có gấu tồn tại.
5. Bức meme huyền thoại: chú chó ngậm que pháo bông
Bức hình này cũng được chia sẻ rất nhiều, mỗi tội nó không đúng sự thật thôi. Bản thân người chụp tấm ảnh này đã thừ nhận rằng que pháo bông kia được ghép thêm vào. Mà trên thực tế, chó thường khá sợ hãi khi nhìn thấy những que pháo bông này.
6. Di tích Ai Cập cổ
Bức hình này được rất nhiều người lấy để minh họa cho bối cảnh Ai Cập cổ đại. Nhìn cũng giống thật, mỗi tội nó lại là sản phẩm của studio Universal tại Singapore.
7. Nhóm The Beatles đến tận nhà biểu diễn
Nhóm nhạc huyền thoại của Anh thực sự là một chủ đề trong rất nhiều ảnh chế với thông tin sai lệch. Chẳng hạn như bức hình trên, nó thường được gắn với caption: The Beatles đánh nhạc thuê cho một buổi party đồ ngủ.
Sự thật thì The Beatles chưa bao giờ làm như vậy cả. Ở thời điểm (được cho là) bức ảnh này được chụp (9/12/1965), nhóm đang chơi nhạc tại Odeon Birmingham. Và hơn nữa, đây thực chất là bối cảnh trong một bộ phim vào năm 1966.
8. Con tôm hùm màu tím "mộng mơ"
Tôm hùm có rất nhiều màu sắc khác nhau, nhưng bạn đã bao giờ nhìn thấy một con tôm hùm màu tím chưa? Đảm bảo chưa luôn! Bởi vậy mà bức hình trên đã nhận được cực kỳ nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Hiếm lắm đấy.
Dù khoa học không phủ nhận sự tồn tại của tôm hùm tím, nhưng tấm hình trên đơn giản chỉ là sản phẩm của Photoshop thôi.
Tham khảo: BS, VT.co
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming