800.000 camera tại Việt Nam bị lộ dữ liệu công khai: Việt Nam đã nhập khẩu bao nhiêu triệu camera, từ quốc gia nào?
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tại Việt Nam đã có trên 16 triệu thiết bị camera giám sát được nhập khẩu và triển khai, sử dụng trên thị trường trong 5 năm gần đây. Ước tính đến năm 2025, Việt Nam sẽ có hơn 20 triệu camera giám sát được sử dụng, bằng 1/5 dân số cả nước.
- Phát hiện hơn 800 nghìn camera giám sát tại Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu hình ảnh công khai trên Internet
- Cái bắt tay “chấn động” của Toyota và BMW: Tạo ra tương lai mới cho xe điện, chống lại sự nổi lên của các thương hiệu Trung Quốc
- Trung Quốc bảo vệ 'tài nguyên số' trước sự dòm ngó của Google, Bing
- Trung Quốc ‘mạnh tay’ chi kỷ lục 26 tỷ USD nhập khẩu thiết bị sản xuất chip, xuất khẩu một quốc gia được thúc đẩy mạnh
- Thư nhập học 'độc nhất vô nhị' của Đại học Trung Quốc: Sắc bén đến mức có thể cắt dưa hấu và băm thịt!
Mỗi năm, Việt Nam có 163 loại mặt hàng nhập khẩu camera giám sát và IP camera thuộc mã 8525.80 (được kết xuất theo tên hàng camera giám sát, quan sát, an ninh, ip camera).
Trung bình mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu 3,2 triệu camera giám sát và IP camera, trong đó, Trung Quốc chiếm tỷ lệ 96,3%, Hàn Quốc chiếm 0,6%, các quốc gia khác chiếm 3,1%. Các thương hiệu nhập khẩu phổ biến là HIKVISION, EZVIZ, Dahua, KBVISION, Imou, Xiaomi…
Đây là thông tin được Bộ Thông tin và Truyền thông đề cập tại thuyết minh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin cơ bản cho camera giám sát sử dụng giao thức Internet (IP camera).
IP Camera (Internet Protocol Camera) là một loại camera kỹ thuật số có khả năng gửi và nhận dữ liệu qua mạng Internet. Khác với camera analog truyền thống, IP camera không cần đầu ghi hình riêng biệt mà có thể hoạt động độc lập và truyền hình ảnh trực tiếp đến các thiết bị kết nối mạng như điện thoại, máy tính, hoặc máy chủ lưu trữ.
“Tỷ trọng sản phẩm camera giám sát được sản xuất trong nước hiện nay còn rất khiêm tốn, chiếm ưu thế là các sản phẩm đến từ các thương hiệu nước ngoài. Hơn nữa, tất cả các sản phẩm này đều chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng”, Bộ Thông tin và Truyền thông đề cập.
Cơ quan cho biết, điều này đặt ra yêu cầu cấp bách cần kiểm soát, đánh giá an toàn thông tin mạng cho các thiết bị này khi nhập khẩu, trước khi đưa vào sử dụng trong quá trình triển khai, vận hành. Đồng thời thúc đẩy sản xuất sản phẩm camera giám sát “Make in Việt Nam” đảm bảo yêu cầu an toàn thông tin mạng nhằm đáp ứng thị trường trong nước.
Vấn đề này cũng được Chính phủ đặc biệt quan tâm và đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2022 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin cho thiết bị camera giám sát.
Bộ đánh giá, camera giám sát là một trong những thiết bị được tin tặc nhắm tới trong các cuộc tấn công, tiềm ẩn nhiều rủi ro bị khai thác, xâm nhập và chiếm quyền điều khiển. Hậu quả là thông tin, dữ liệu của người dùng có thể bị thu thập trái phép, sau đó được sử dụng cho các mục đích xấu; thiết bị camera bị chiếm quyền điều khiển và sử dụng cho các cuộc tấn công mạng, phát tán các chương trình, phần mềm độc hại lây lan trong các hệ thống thông tin.
Hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện hơn 800 nghìn camera giám sát của Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu hình ảnh công khai trên mạng Internet , trong số đó có 360 nghìn camera (chiếm 45%) có nguy cơ, điểm yếu, lỗ hổng dễ bị khai thác tấn công, chiếm quyền điều khiển.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời