86% năng lượng bổ sung vào lưới điện châu Âu trong năm 2016 là năng lượng tái tạo

    Lê Tuấn Anh,  

    Trong số 24,5 GW công suất điện lắp đặt mới ở châu Âu năm 2016, 21,1 GW tương đương 86% là năng lượng tái tạo.

    Tại thời điểm này, vấn đề bảo vệ môi trường và ngăn chặn biến đổi khí hậu xảy ra nghiêm trọng hơn vẫn đang là một nhu cầu cấp thiết. Tin tốt là một báo cáo mới đây đã cho thấy phần lớn lượng điện được bổ sung vào lưới điện châu Âu là năng lượng tái tạo.

    Châu Âu đang thể hiện rõ ràng rằng họ quyết tâm chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tao. Cụ thể, 86% công suất lắp đặt mới đến từ năng lượng gió, mặt trời, năng lượng sinh khối hay thủy điện. Điều này cho thấy sự cam kết mạnh mẽ của các quốc gia châu Âu trong Hội nghị khí hậu Paris. Trong năm trước đó, năng lượng tái tạo cũng chiếm tới 79% công suất điện được lắp đặt mới.

    Tỉ lệ năng lượng tái tạo bổ sung vào lưới điện châu Âu giai đoạn 2009-2016 (Nguồn: WindEurope)
    Tỉ lệ năng lượng tái tạo bổ sung vào lưới điện châu Âu giai đoạn 2009-2016 (Nguồn: WindEurope)

    Không chỉ có vậy, đây là lần đầu tiên mà hơn một nửa số công suất điện được bổ sung vào lưới điện đến từ gió. Với tính chất có thể tạo ra gần như liên tục, năng lượng gió đã vượt lên than đá, trở thành nguồn tạo ra công suất điện lớn thứ hai chỉ sau khí thiên nhiên.

    Năng lượng gió phát triển mạnh tại châu Âu trong năm 2016
    Năng lượng gió phát triển mạnh tại châu Âu trong năm 2016

    Đức đang dẫn đầu châu Âu trong việc sử dụng năng lượng tái tạo. Trong tổng số năng lượng được bổ sung vào lưới điện quốc gia này, 44% là từ các nguồn năng lượng tái tạo. Pháp và Phần Lan cũng đã lập kỷ lục về số nhà máy điện gió được xây dựng vào năm 2016.

    Số tiền đầu tư vào năng lượng tái tạo tại châu Âu cũng ngày càng tăng, cụ thể đã tăng 5% so với năm trước lên 27,5 tỷ euro tương đương khoảng 29,3 tỷ USD. Đây là điều rất đáng khích lệ, vì sẽ làm giảm chi phí lắp đặt năng lượng tái tạo.

    Các chuyên gia đang lo ngại rằng với không khí chính trị gần đây, việc đẩy mạnh năng lượng tái tạo có thể sẽ không được duy trì. Châu Âu hiện đang có nghĩa vụ cắt giảm khí thải cho đến năm 2020, nhưng sau thời hạn này, không có gì đảm bảo rằng nó sẽ được gia hạn.

    Hy vọng rằng, tới thời điểm đó năng lượng tái tạo sẽ có hiệu quả kinh tế hơn các loại nhiên liệu hóa thạch, và sẽ tiếp tục tăng trưởng. Lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Hoa Kỳ đã sử dụng nhiều nhân lực hơn so với cả dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên cộng lại, nghĩa là công nghệ năng lượng tái tạo đang có ý nghĩa kinh tế hơn theo thời gian.

    Theo IFLScience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ