9 thói quen sai lầm khi dùng máy giặt, kinh nghiệm tới đâu cũng phải mắc đôi lần

    Bảo Nam,  

    Những thói quen xấu không chỉ làm hỏng quần áo mà còn có thể làm hỏng cả chiếc máy giặt đắt tiền của bạn.

    Dùng máy giặt tưởng chừng như chẳng có gì khó khăn. Bạn chỉ cần cho một ít quần áo, rồi bột giặt vào, chọn chế độ phù hợp và nhấn nút khởi động.

    Trên thực tế, đây lại là một quan niệm sai lầm, sai lầm rất lớn. Việc giặt giũ là thất thường, mỗi lần lượng quần áo hay chất liệu đồ đều không giống nhau, chọn sai bột giặt hoặc cho vào không đúng liều lượng có thể gây ra một loạt rắc rối không mong muốn, từ quần áo bị hỏng đến việc phải gọi dịch vụ sửa chữa.

    Hãy cùng điểm qua các sai lầm phổ biến mà hầu hết mỗi chúng ta đều mắc phải khi dùng máy giặt, mà không hề biết trước về những hậu quả tiêu cực lâu dài mà thói quen này có thể gây ra.

    Lạm dụng viên giặt dù ít quần áo

    9 thói quen sai lầm khi dùng máy giặt, kinh nghiệm tới đâu cũng phải mắc đôi lần - Ảnh 1.

    Viên giặt là một sản phẩm được tạo ra để mang lại sự tiện lợi cho tất cả mọi người. Chúng dễ sử dụng và bảo quản, bao gồm một liều lượng chất tẩy rửa được tính toán đo lường một cách hoàn hảo.

    Tuy nhiên, đằng sau nó có một nhược điểm đáng kể đã được che giấu. Một viên giặt được thiết kế cho ít nhất là một lần giặt với tải trọng trung bình. Điều đó có nghĩa là khi bạn sử dụng nó cho một lượng quần áo nhỏ, chúng sẽ tạo ra tác dụng phụ của chất tẩy rửa hóa học lên cả quần áo và máy giặt của chúng ta. Thậm chí, chúng có thể tạo thành cặn dư thừa bên trong thiết bị, làm hỏng máy bơm và động cơ.

    Quên cho máy giặt "hít thở"

    9 thói quen sai lầm khi dùng máy giặt, kinh nghiệm tới đâu cũng phải mắc đôi lần - Ảnh 2.

    Nhiều người thường đóng cửa máy giặt ngay sau khi lấy quần áo ra ngoài, và điều này sẽ khiến cho lồng giặt ở trạng thái tăng độ ẩm. Điều này vô tình tạo ra một môi trường hoàn hảo cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên để cửa mở trong 15-20 phút, hoặc thậm chí giúp nó khô nhanh hơn bằng cách lau các bề mặt bằng vải sau khi giặt.

    Sử dụng chất tẩy rửa dạng bột thay vì chất lỏng

    9 thói quen sai lầm khi dùng máy giặt, kinh nghiệm tới đâu cũng phải mắc đôi lần - Ảnh 3.

    Về cơ bản, bột giặt rất phù hợp để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, đó là lý do tại sao việc sử dụng nó trong một số trường hợp là khá hợp lý. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, bột giặt dạng lỏng (nước giặt) lại là kẻ chiến thắng.

    Trước hết, việc xử lý vết bẩn bởi nước giặt thường tốt hơn. Thứ hai, nó để lại ít dấu vết hơn trên quần áo. Và thứ ba, nó an toàn hơn cho máy giặt nhờ đặc tính hòa tan tốt hơn so với bột giặt, vì bột giặt dư thừa có thể làm tắc nghẽn hệ thống.

    Bỏ bột giặt, nước giặt thẳng vào quần áo

    9 thói quen sai lầm khi dùng máy giặt, kinh nghiệm tới đâu cũng phải mắc đôi lần - Ảnh 4.

    Thêm bột giặt ngay trên quần áo (đặc biệt khi đó là dạng bột) là một ý kiến tồi, vì 2 lý do. Thứ nhất, máy giặt được thiết kế theo một cách nhất định, với quy trình cho phép giải phóng chất tẩy rửa vào đúng thời điểm. Và khi trình tự này bị phá vỡ, nó có thể sẽ không hòa tan hoàn toàn các chất tẩy rửa. Điều này dẫn đến yếu tố tiêu cực thứ hai, đó là bột giặt có thể vẫn còn lại trên quần áo sau khi giặt, hay để lại các vết trắng và sọc trên quần áo.

    Lạm dụng chất làm mềm vải (nước xả)

    9 thói quen sai lầm khi dùng máy giặt, kinh nghiệm tới đâu cũng phải mắc đôi lần - Ảnh 5.

    Ưu điểm của việc sử dụng nước xả vải là tạo mùi thơm và độ mềm mại cho quần áo. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, chất làm mềm vải không góp phần làm sạch quần áo hơn. Ngược lại, chúng đang tăng thêm hóa chất vào quần áo của bạn. Hơn nữa, máy giặt cũng bị nhiễm bẩn. Các chất làm mềm vải có thể góp phần vào sự phát triển của nấm mốc và làm tắc nghẽn động cơ máy giặt và đường ống.

    Không cho đủ bột giặt

    9 thói quen sai lầm khi dùng máy giặt, kinh nghiệm tới đâu cũng phải mắc đôi lần - Ảnh 6.

    Ở trên, chúng ta đã đề cập đến hậu quả của việc sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa trong phần về viên giặt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là dùng một lượng nhỏ bột giặt sẽ tiết kiệm hay tốt hơn. Ngược lại, một lượng nhỏ bột giặt sẽ không giặt sạch quần áo. Và hệ quả là bạn sẽ phải giặt thường xuyên hơn, do đó, sẽ làm giảm tuổi thọ của chúng.

    Không loại bỏ lông trên quần áo trước khi giặt

    9 thói quen sai lầm khi dùng máy giặt, kinh nghiệm tới đâu cũng phải mắc đôi lần - Ảnh 7.

    Nếu có động vật trong nhà, việc quần áo thường phủ đầy lông là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng không nên cho chúng vào máy giặt ngay sau đó. Lông thú có thể tích tụ thành cục trong khi giặt, có thể làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước và thậm chí cả động cơ, cuối cùng làm hỏng máy giặt.

    Vì vậy, tốt hơn là bạn nên dành vài phút để làm sạch quần áo bằng con lăn dính trước khi giặt để tránh những rắc rối và chi phí liên quan đến việc sửa chữa.

    Cho quần áo ướt vào máy hoặc giỏ giặt

    9 thói quen sai lầm khi dùng máy giặt, kinh nghiệm tới đâu cũng phải mắc đôi lần - Ảnh 8.

    Độ ẩm tạo ra một môi trường hoàn hảo cho nấm mốc phát triển. Đó là lý do tại sao tốt hơn hết bạn nên chống lại sự cám dỗ của việc cho khăn ướt hoặc quần áo thể thao ướt đẫm mồ hôi vào máy giặt hoặc vào chậu giặt quá lâu trước một chu kỳ giặt. Thay vào đó, nên tìm thời gian để treo và làm khô chúng nếu bạn không định bắt đầu giặt ngay trong thời gian ngắn. Điều này sẽ giúp tránh xuất hiện những mùi khó chịu và không làm tình trạng quần áo trở nên tồi tệ hơn.

    Bỏ qua sự tồn tại của những quả bóng len

    9 thói quen sai lầm khi dùng máy giặt, kinh nghiệm tới đâu cũng phải mắc đôi lần - Ảnh 9.

    Nước xả vải rất phổ biến, đó là lý do tại sao nhiều người sử dụng chúng, nhưng ít ai biết về sự tồn tại của quả bóng len, với tác dụng tương tự và hiệu quả hơn nhiều trong việc làm mềm vải. Chúng không mang bất kỳ nhược điểm nào như gây tắc máy giặt, gây dị ứng do hóa chất, hay giảm khả năng thấm hút của quần áo. Một bộ bóng len chất lượng tốt có thể làm khô, làm mềm vải và chống nhiễm điện cho quần áo, chưa kể tới việc có thể phục vụ bạn trong khoảng 1.000 lần sấy giặt.

    Nguyên lý của chúng chạy quanh lồng giặt, gỡ quần áo dính cụm vào nhau và dùng trọng lực bé nhỏ của nó để vải không bị xơ cứng. Một trong những lợi ích lớn nhất của bóng sấy là giúp sấy khô hiệu quả hơn nhiều nhờ vào việc hấp thụ độ ẩm của quần áo sau khi giặt.

    Tham khảo Brightside









    https://genk.vn/9-thoi-quen-sai-lam-khi-dung-may-giat-kinh-nghiem-toi-dau-cung-phai-mac-doi-lan-20220517150004824.chn
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày