AI của Google không chỉ biết vẽ tranh, nó còn có thể sáng tác nhạc nữa
Với dự án Magenta sẽ được khởi động vào ngày 1/6 tới đây, Google đang thực hiện tham vọng tạo ra AI có thể vẽ tranh hay sáng tác nhạc.
Tại sự kiện âm nhạc và công nghệ thường niên Moogfest (diễn ra ở Durham, Bắc Carolina), Google đã giới thiệu đội ngũ nhân viên cho dự án mới của mình mang tên Magenta. Nhóm này sẽ sử dụng hệ thống AI được xây dựng bằng TensorFlow* để nghiên cứu xem liệu AI có thể tự sáng tác nhạc, vẽ tranh hay làm video được không. Mục tiêu cuối cùng là nhằm giúp trí thông minh nhân tạo có thể tạo ra những bản nhạc tuyệt vời khiến người nghe cảm thấy thật "đã tai".
Douglas Eck giới thiệu về Magenta
Google đã công bố mã nguồn mở TensorFlow hồi tháng 11 năm 2015 để bất cứ nhà phát triển nào cũng có thể sử dụng nó. TensorFlow hoạt động bằng cách sử dụng thuật toán deep learning. Đây là thuật toán dựa trên một số ý tưởng từ bộ não tới việc tiếp thu nhiều tầng biểu đạt, cả cụ thể lẫn trừu tượng và qua đó để làm rõ nghĩa của các loại dữ liệu nhận được. Vì thế mà deep learning được ứng dụng trong nhận diện hình ảnh và lý do khiến Google Photos có khả năng tìm kiếm đáng kinh ngạc đến vậy là nhờ sử dụng TensorFlow để nhận ra các khu vực dựa trên những địa danh nổi tiếng hoặc các đặc tính khác.
Dự án Magenta sắp được khởi động ngày 1/6 tới đây sẽ là một chương trình cho phép các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu âm nhạc để giúp AI học hỏi các kiến thức liên quan đến âm nhạc.
Vậy điều này có ý nghĩa gì?
Google hiện tại chưa có ý định mở rộng phạm vi ứng dụng khả năng sáng tạo của AI. Douglas Eck - nhà nghiên cứu của đội ngũ Google Brain cũng chính là người đã giới thiệu về Magenta tại Moogfest cho biết rằng mục đích của dự án là tạo ra AI có khả năng sáng tác nhạc giúp giảm đi những căng thẳng trong cuộc sống. Vì thế, nếu một thiết bị wearable mà ai đó đang đeo phát hiện ra nhịp tim của người này tăng cao lên thì AI có thể phát ra những bản nhạc nhẹ nhàng giúp họ tĩnh tâm lại.
Liệu AI có khả năng sáng tác nhạc?
Tuy nhiên, xét ở góc độ rộng lớn hơn thì khả năng suy nghĩ một cách sáng tạo từ lâu đã được hiểu như là kỹ năng đặc biệt của con người. Và nếu AI thực sự phá vỡ được tư duy sáng tạo thì chúng sẽ đi trệch hướng khỏi phần mã mở rộng được viết bởi các lập trình viên giúp hiểu suy nghĩ của AI. Và đó là khi chúng ta nhận ra tiềm năng tuyệt vời nhưng cũng vô cùng đáng sợ của AI.
Hiện tại, deep learning vẫn còn đang ở trong giai đoạn đầu và máy móc không thể tự suy nghĩ một cách độc lập mà không có sự trợ giúp của con người. Tuy nhiên, sự kiện trí tuệ nhân tạo AlphaGo của Google đánh bại kỳ thủ cờ vây hàng đầu thế giới Lee Sodol đã cho chúng ta thấy rằng deep learning hoàn toàn có khả năng giúp máy móc suy nghĩ như một con người thực sự.
Nếu AI có thể làm chủ tư duy sáng tạo thì nó sẽ ngày càng tiến gần tới khả năng suy nghĩ giống như con người. Hay như trường hợp của AlphaGo - nó có khả năng suy nghĩ theo những cách thức mà con người chưa bao giờ từng nghĩ tới. Tiềm năng của AI sẽ không chỉ dừng lại ở việc sáng tác nghệ thuật mà còn có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực như ô tô không người lái hay trợ lý robot. Và việc dạy AI biết cách sáng tạo thực sự là một bước tiến lớn trong lĩnh vực này.
*TensorFlow: Một thư viện mã nguồn mở hỗ trợ phát triển các cỗ máy biết học được Google phát triển trước đó.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Apple chính thức mở bán Mac mini M4 tại Việt Nam: Chip M4 và M4 Pro, RAM khởi điểm 16GB, giá ưu đãi từ 12.5 triệu đồng
Người dùng hiện sẽ phải chờ khoảng 2 đến 3 tuần để nhận máy.
Cầm Sony 85mm F/1.4 GM II giá 50 triệu du hí bắc Thái Lan và đây là những gì tôi chụp được