Nhờ bộ lông đẹp mắt và hình thái mảnh khảnh, Akhal-Teke được coi là giống ngựa đẹp nhất còn tồn tại.
- Gỗ đen châu Phi, một trong những loại gỗ đắt đỏ nhất trên thế giới
- Thất thu hàng trăm triệu USD tiền thuế từ ngành game
- Cận cảnh quả bóng đặc biệt dành riêng cho bán kết, chung kết World Cup 2022
- Siêu sale 12/12 đã đến, săn ngay loạt deal khủng giảm đến 74% nhiều đồ hay chờ năm mới
- NASA vừa hoàn thành xuất sắc sứ mệnh Artemis I
"Không có giống ngựa nào khác để lại ấn tượng khó quên như Akhal-Teke – cao quý, nhẹ nhàng và uyển chuyển, lấp lánh ánh vàng dưới tia nắng Mặt Trời, với nước kiệu uyển chuyển và nước đại dũng mãnh". Những lời này, được viết bởi nhà lai tạo Alexander Klimuk, thực sự đã nói lên tất cả.
Akhal-Teke là một giống ngựa của Turkmenistan nổi tiếng về tốc độ, sức bền, trí thông minh và ánh kim rất đặc biệt - thứ sau này đặt cho giống ngựa này biệt danh "ngựa vàng".
Được cho là một trong những giống ngựa lâu đời nhất hiện có, giống ngựa này đã thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Hiện có khoảng 6.600 con ngựa Akhal-Tekes trên thế giới, chủ yếu ở Turkmenistan, nhưng chúng cũng được tìm thấy ở khắp châu Âu và Bắc Mỹ.
Những bộ lạc cổ xưa ở Turkmenistan ngày lần đầu tiên sử dụng giống ngựa Akhal-Teke chủ yếu để đột kích trong chiến tranh. Đối với họ, những con ngựa này rất quan trọng đối với cả thu nhập và sự sống còn, vì vậy chúng là vật sở hữu quý giá nhất của họ. Họ nhân giống ngựa của mình một cách có chọn lọc và lưu giữ các ghi chép về phả hệ của những con ngựa này.
Ngựa được quản lý và huấn luyện theo những cách rất cụ thể, bao gồm việc bọc những con ngựa giống từ đầu đến đuôi bằng bảy lớp nỉ, giúp giữ cho bộ lông của chúng ngắn và sáng bóng.
Trước các cuộc tấn công, họ sẽ được áp dụng chế độ ăn kiêng cho chúng để chuẩn bị cho một chuyến đi dài qua sa mạc không có nước và hầu như không có thức ăn. Bằng cách này, giống ngựa đặc biệt này đã tiến hóa để có được vẻ đẹp tuyệt vời và thể trạng cực kỳ bền bỉ.
Theo ghi chép, vào năm 1935, một bầy ngựa Akhal-Teke đã băng qua sa mạc Karakum với quãng đường dài đến 4.152 km chỉ trong 84 ngày. Đặc biệt, trong chuyến đi ấy, có lúc đến 3 ngày chúng không uống một giọt nước nào.
Người Nga gọi chúng là 'Argamaks' (Ngựa thần thánh) và ở Trung Quốc cổ đại, chúng được gọi là 'thiên mã'. Các hoàng đế nhà Hán từ Trung Quốc đã tiến hành hai cuộc thám hiểm để có được giống ngựa này. Chúng được đánh giá cao về tốc độ, sức chịu đựng trong sa mạc và lòng trung thành với chủ nhân của chúng.
Trong số các loại màu sắc khác nhau của giống ngựa Akhal-Teke, màu kem, palomino hoặc kem bayo thường có ánh kim loại, khiến chúng trông giống như có lớp lông được mạ vàng.
Hiệu ứng kỳ lạ này là do các protein trong lông ngựa phát ra ánh kim loại này khi ánh sáng chiếu vào chúng. Và mặc dù những con ngựa Akhal-Teke có màu sẫm không thể hiện hiệu ứng tương tự, nhưng chúng có bộ lông rất bóng.
Theo truyền thuyết, Hán Vũ Đế từng treo thưởng hậu hĩnh cho ai có thể tìm được cho ông một con Hãn huyết bảo mã thuần chủng, vốn được cho là hiện diện tại Trung Á nhưng hiếm có ở Trung Quốc.
Ngày này, giống ngựa đặc biệt đó được xác định là Akhal-Teke, một trong những giống ngựa cổ xưa và độc đáo nhất. Hán Vũ Đế được coi là người đã viết về "Hãn huyết bảo mã" sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Trong một bài thơ, ông đã gọi đây là "thiên mã". Viện Khảo cổ tỉnh Thiểm Tây đã phát hiện được xương cốt của 80 con ngựa nằm trong hai hố tuẫn táng thuộc phạm vi lăng mộ Hán Vũ Đế, hoàng đế thứ bảy của nhà Tây Hán. Mỗi hố tuẫn táng là một hố lớn chứa 20 hố nhỏ, mỗi bên đều được gác bởi hai con ngựa và một chiến binh đất nung. Xét nghiệm các xương cốt cho thấy đây đều là ngựa Akhal-Teke đực trưởng thành.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Apple phát hành iOS 18 chính thức: Nhiều tùy chỉnh mới, khóa ứng dụng bằng Face ID... nhưng chưa có AI
iOS 18 mang tới nhiều tính năng, nhưng vẫn chưa có Apple Intelligence, bộ tính năng AI được người dùng iPhone mong chờ.
Công ty Trung Quốc nộp bằng sáng chế công nghệ độc quyền của ASML