'Alo, nhớ... không?": Nếu trả lời câu hỏi này, bạn có thể đã rơi vào cái bẫy lừa đảo rất lớn
(Tổ Quốc) - Cần phải tỉnh táo nếu nghe thấy câu hỏi này trên điện thoại, bởi nó là một phần của chiến dịch lừa đảo đánh vào sự chủ quan và lòng tốt của các nạn nhân.
- Deepfake và video, cuộc gọi giả mạo liên tiếp lừa đảo hàng tỉ đồng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, làm thế nào để bảo vệ bản thân?
- Nghe điện thoại từ số lạ mà thấy câu hỏi này, tuyệt đối đừng trả lời là "Có": Đó là 1 cuộc gọi lừa đảo!
- Vì sao "deepfake" dễ dàng giả mặt, giả giọng và trở thành công cụ lừa đảo hàng tỷ đồng?
Vấn nạn lừa đảo qua điện thoại dưới hình thức giả dạng làm bạn bè của nạn nhân đang khiến một quốc gia Đông Nam Á gióng lên hồi chuông báo động.
Số vụ lừa đảo tăng vọt thúc đẩy cảnh sát phải đưa ra ngay những khuyến nghị kịp thời để người dân giữ tỉnh táo và không rơi vào bẫy của kẻ gian.
Mặc dù tại Việt Nam, các trường hợp lừa đảo dưới hình thức này chưa quá phổ biến nhưng chúng ta cũng cần nắm rõ những gì đang diễn ra để có biện pháp đề phòng thích hợp.
"Alo, nhớ mình là ai không?"
Cụ thể, theo tờ The Star, tính từ tháng 1/2023 đến nay, tại Singapore đã có ít nhất 945 người rơi vào bẫy của những kẻ gọi điện giả mạo làm bạn của họ. Tổng số tiền mà các nạn nhân bị lừa mất lên tới 3,2 triệu SGD (hơn 56 tỷ đồng tiền Việt).
Các trường hợp giả làm bạn bè để lừa đảo đã bắt đầu được ghi nhận tại Singapore từ năm 2021 với tổng cộng 686 vụ. Con số này tăng vọt vào năm 2022 (với 2.106 trường hợp), trong đó các nạn nhân bị lừa mất ít nhất 8,8 triệu SGD.
Trong những trường hợp này, nạn nhân sẽ nhận được tin nhắn văn bản hoặc cuộc gọi từ các số lạ không xác định.
Kẻ gian sẽ đề nghị nạn nhân đoán xem họ là ai. Sau khi nạn nhân đoán, kẻ gian sẽ nhận luôn mình là người mang danh tính đó, rồi nói nạn nhân lưu số liên lạc mới, với lý do bị mất điện thoại nên không còn số cũ.
Một vài ngày sau, kẻ gian tiếp tục gọi lại, giả vờ là bạn của nạn nhân, nhưng lần này hắn sẽ hỏi vay tiền. Lý do được đưa ra là "không thể thực hiện giao dịch ngân hàng, hoặc đang gặp khó khăn về tài chính".
Kẻ gian sẽ cung cấp cho nạn nhân số tài khoản ngân hàng địa phương và nhờ chuyển tiền vào đó.
"Trong những trường hợp này, kẻ lừa đảo có thể thu hút lòng tốt của các nạn nhân – những người cảm thấy cần phải giúp đỡ bạn của mình. Nhiều nạn nhân cho biết, vì người gọi giống với bạn của họ nên họ đã tin rằng đó là một yêu cầu giúp đỡ thực sự" – Cảnh sát Singapore cho hay.
Các nạn nhân chỉ phát hiện ra mình bị lừa đảo sau khi liên hệ với những người bạn thực sự, hoặc khi thấy số tiền cho vay không được trả lại như đã hứa.
Những kẻ lừa đảo như vậy có xu hướng liên hệ trực tiếp với nạn nhân qua các cuộc gọi điện thoại, chứ không thông qua mạng xã hội. Điều đó cho thấy chúng không ngừng phát triển các chiến thuật mới để tìm cách đẩy các nạn nhân vào bẫy.
Trước đó, vào tháng 8/2022, chiến dịch lừa đảo 'Friend in Need' (Tạm dịch: Bạn bè cần giúp đỡ) đã rầm rộ trên WhatsApp, khiến nhiều người dùng ở Anh rơi vào bẫy. Những kẻ lừa đảo thường nhắm vào tài khoản WhatsApp của người mất điện thoại hoặc không đăng nhập được vào tài khoản WhatsApp của mình.
Sau đó, chúng giả dạng làm họ và nhắn tin cho nạn nhân. Do tin nhắn được gửi từ tài khoản của bạn bè nên các nạn nhân không mảy may nghi ngờ.
Kẻ lừa đảo cũng có thể nhắn tin từ một số lạ, giả vờ là một người bạn bị mất điện thoại hoặc bị khóa khỏi tài khoản của họ.
Làm gì để phòng tránh?
Các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên cài đặt ứng dụng ScamShield trên điện thoại và cài đặt các tính năng bảo mật như bật xác thực hai yếu tố hoặc đa yếu tố cho cá ứng dụng quan trọng, chẳng hạn như tài khoản ngân hàng và mạng xã hội.
Một điều quan trọng nữa là đặt giới hạn cho các giao dịch ngân hàng qua internet, kể cả trên PayNow.
Người nhận điện thoại cũng nên xác minh yêu cầu của người gọi bằng cách kiểm tra lại với gia đình, bạn bè của họ thông qua các phương thức như gặp trực tiếp, gọi video, viết email, đồng thời thông báo cho chính quyền, và cảnh báo người thân xung quanh khi gặp phải những vụ lừa đảo.
"Hãy coi chừng yêu cầu bất thường từ ai đó tự xưng là người mà bạn biết qua tin nhắn văn bản hoặc cuộc gọi điện thoại/WhatsApp. Hãy báo cáo số điện thoại cho WhatsApp để bắt đầu chặn trong ứng dụng" – Cảnh sát Singapore khuyến cáo.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming