Các bài kiểm tra cho thấy, CPU Graviton2 của Amazon có mức hiệu năng trên mỗi USD chi phí thấp đến kinh ngạc so với Intel và AMD.
Trong khi cả Intel và AMD đang mải đối đầu nhau, một đối thủ mà họ không thể ngờ đến đang âm thầm giành lấy thị phần của họ, đặc biệt trên thị trường máy chủ và điện toán đám mây đầy màu mỡ. Đó là Amazon.
Trong bài kiểm tra do Andrei Frumusanu của trang Anandtech thực hiện, CPU máy chủ mới của Amazon, Graviton2 đã cho thấy điểm số vượt trội so với các bộ xử lý dành cho máy chủ của Intel và AMD về mức độ hiệu năng so với chi phí bỏ ra.
Bài kiểm tra được thực hiện với Graviton2 và AMD EPYC 7571 cùng Intel Xeon Platinum 8259CL Cascade Lake, hai bộ xử lý đều đang được Amazon sử dụng cho các dịch vụ điện toán đám mây của mình. Andrei phát hiện ra rằng CPU Graviton2 giúp tiết kiệm chi phí đến 54% so với 2 CPU của Intel và AMD – một phát hiện có thể gây ra "cơn địa chấn khổng lồ đối với hệ sinh thái AWS và EC2."
Vậy Amazon làm thế nào đạt được kết quả tuyệt vời này?
Bộ xử lý này được tạo ra trong phòng thí nghiệm Annapurna Labs với 64 nhân ARM Cortex A76 được đóng gói bên trong. CPU có bộ nhớ đệm 33MB và xung nhịp rất cao. Hiện Amazon đang là khách hàng duy nhất của Annapurna Labs, điều đó nghĩa là bộ xử lý được tinh chỉnh để hoàn toàn tối ưu cho các tải công việc trên AWS.
Chính vì vậy, theo Andrei, trừ khi bạn bắt buộc phải dùng nền tảng x86, bạn sẽ "thật ngốc nghếch nếu không dùng chuyển sang dùng các instance bằng Graviton2", khi chúng đang càng ngày càng phổ biến, từ dịch vụ VPN (AWS VPN) cho tới web hosting (AWS Light Sail).
Hiện tại AMD đang chuẩn bị ra mắt EPYC2 để đối đầu với sức ép đến từ Graviton2 – ít nhất đến khi Graviton3 ra mắt.
Tham khảo TechRadar
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"