Amazon công bố dự án giúp máy móc hiểu được cảm xúc con người

    NPQM,  

    Những nghiên cứu và công bố mới nhất từ giới khoa học đã khiến cộng đồng người dùng trở nên vô cùng hứng khởi và thích thú về công nghệ độc đáo này.

    Hãy chuẩn bị tinh thần đi, vì máy móc sẽ sớm có khả năng hiểu và nhận biết được cả cảm xúc của con người!

    Theo công bố từ Bộ phận nghiên cứu khoa học tại MIT vào thứ Hai vừa qua, đây là một trong những dự án phát triển mới của Amazon cho cô trợ lý Alexa, gắn liền với tính năng nhân diện và phản hồi lại dựa trên cảm xúc của người nói.

    Cụ thể, công nghệ trí thông minh nhân tạo đước tích hợp bên trong những sản phẩm loa Echo hay Tap của Amazon sắp được trang bị khả năng đột phá trên, phân tích được cả những thăng trầm trong giọng nói để từ đó suy đoán cảm xúc của con người, rồi điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp nhất.

    Tap Speaker của Amazon
    Tap Speaker của Amazon

    Điều này về cơ bản cũng khá dễ hiểu: Đây là xu hướng phát triển chung tất yếu sẽ xảy ra trong thời đại hiện nay - máy móc phải học cách thích nghi với con người, cũng như trước kia chúng ta phải tìm mọi phương pháp đáp ứng và duy trì sự vận hành của máy móc, nhất là thời điểm khi những phát kiến thô sơ đầu tiên được ra đời.

    Để sử dụng thành thạo một chiếc máy tính để bàn, bạn phải hóc cách điều khiển và định hướng con trỏ chuột, tương tác với những biểu tượng để chạy các chương trình, đồng thời nhập các câu lệnh bằng bàn phím. Kể cả smartphone cũng không phải là một ngoại lệ - tương tự với những thao tác kéo, thả, giữ trên màn hình cảm ứng để điều hành hệ thống.

    Nhưng sự ra đời của những ứng dụng, nền tảng phần mềm có khả năng phản hồi lại câu lệnh giọng nói đã tạo ra một bước biến chuyển cách mạng. Thay vì phải "tự thân vận động" tìm cách xoay xở, giờ đây máy tính sẽ phải học cách "hiểu" được con người thông qua các hình thức giao tiếp và tìm kiếm kết quả liên quan. Và trình độ công nghệ càng ngày càng tiên tiến chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho công cuộc vĩ đại trên.

    Một số những chuyên gia máy tính nổi bật và lỗi lạc nhất trong giới công nghệ - như Rob High đến từ IBM - đã và đang nghiên cứu về lĩnh vực tối ưu hóa giới hạn của AI để hiện thực hóa viễn cảnh tích cực trên. Những tên tuổi hàng đầu trong khía cạnh này là Google và ASUS. Ngay cả những hệ thống khi không cần đến tính năng nhận diện giọng nói cũng có thể phản hồi lại ý kiến từ người dùng, như Messenger Bots của Facebook.

    Về tổng thể, bạn sẽ tránh được những đoạn hội thoại tẻ nhạt, chán ngắt và đầy tính "sách vở" đến từ bộ phận hỗ trợ kỹ thuật dưới đây:

    Chắc chắn thời điểm mà công nghệ này có thể ứng dụng rộng rãi ở mọi máy tính trên toàn cầu sẽ trở thành một cột mốc mang tính lịch sử của thế hệ con cháu chúng ta, khi chúng là lứa tuổi thích hợp nhất được tiếp xúc đầu tiên với sự may mắn đó.

    Tất nhiên, máy móc không có trái tim như con người, vì vậy không thể trông chờ vào việc chúng sẽ luôn làm vừa lòng và thỏa mãn được tất cả mọi trường hợp.

    "Bạn phải hiểu rõ rằng, những thiết kế, công nghệ này như thể một sinh vật ngoài hành tinh vậy," Illah Nourbakhsh đến từ Đại học Carnegie Mellon chia sẻ với HuffPost. "Cụ thể, khi bạn trò chuyện với chúng, đó không phải là cuộc trò chuyện đơn thuần giữa người với người bình thường, mà là giữa chúng ta và một mắt xích rất nhỏ của hệ thống vĩ đại đóng vai trò vận hành kiến thức, có mặt rộng khắp trên toàn thế giới."

    Tham khảo: HuffingtonPost

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ