Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết Amazon sẽ tham dự Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam (VOBF), tổ chức vào tuần tới.
- Amazon Web Service gặp trục trặc kỹ thuật trên diện rộng, trợ lý ảo Alexa cũng vì thế mà "mất giọng" luôn
- Sản xuất ra loa thông minh để khách hàng chỉ cần nói là có thể đặt hàng trên trang trực tuyến: Amazon đang thực sự trở nên quá lợi hại!
- Apple vô tình thừa nhận sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây Google cho iCloud, thay thế Amazon Web Services và Microsoft Azure
Tốc độ tăng trưởng của thương mại Việt Nam theo VECOM là rất ấn tượng, đang ở mức 25% và có thể duy trì được trong giai đoạn 2018 – 2020. Một số lĩnh vực cụ thể cũng đang thể hiện các con số đáng trông đợi.
Ví dụ, đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%.
Đối với lĩnh vực thanh toán, theo thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017 tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa khoảng 50% so với 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%. Trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, một số công ty tiếp thị liên kết (afiliate marketing) có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt từ 100% đến 200%.
Tổ chức vào ngày 14/3 sắp tới tại Hà Nội và 16/3 tại TP. Hồ Chí Minh, VOBF thu hút được sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cá nhân trong lĩnh vực thương mại điện tử nhằm tạo cơ hội trao đổi về xu hướng mới trong kinh doanh, những nghiên cứu mới về thị trường hay cơ hội đầu tư.
Năm nay, Diễn đàn có sự tham gia của ông lớn thương mại điện tử đến từ Mỹ là Amazon.
Từ cuối năm ngoái, đã có thông tin Amazon sẽ đổ bộ vào Việt Nam, tiếp sau Alibaba của tỷ phú Jack Ma.
Cụ thể, ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết Hiệp hội đã có buổi trao đổi với đại diện của tập đoàn Amazon. Nguyên nhân Việt Nam có thể là thị trường nhận được sự quan tâm của Amazon.
Chiến lược của Amazon gồm 2 bước. Bước thứ nhất, họ muốn xuất khẩu hàng hóa qua biên giới. Bước thứ hai, họ muốn nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Người tiêu dùng muốn mua hàng trên Amazon, nhưng thực ra Amazon cũng quan tâm chiều ngược lại. Họ muốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu trên Amazon.
Ông Nguyễn Thanh Hưng thời điểm đó cho rằng, việc Amazon thâm nhập thị trường Việt Nam nên được nhìn ở hai góc độ. Bên cạnh nhập khẩu hàng hóa, việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nên được coi là "điều tuyệt vời" và cần khai thác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín