Tuyên bố không để phụ thuộc vào công nghệ AI của nước ngoài, Ấn Độ tự thiết kế và phát triển chip AI cho riêng mình
Dự kiến các chip AI đầu tiên của Ấn Độ sẽ xuất hiện vào năm 2026.
- Giám đốc Google: Cụm camera lồi trên Pixel 9 không phải lỗi thiết kế, đó là tính năng
- Cú đặt cược rủi ro của Mark Zuckerberg vào AI, nguy cơ 'cỗ máy in tiền' quảng cáo tỷ USD cũng bị ảnh hưởng
- Giám đốc Khoa học tại Google: "Trong dài hạn, AI có thể mang đến thay đổi cho cả nhân loại"
- CEO VinBrain nói về sản phẩm AI Việt hiếm hoi dùng trong bệnh viện Mỹ: Giúp bác sĩ tăng tiệu quả làm việc tới 80%, nhắm phủ toàn thị trường Đông Nam Á 1 tỷ người
- Google cập nhật AI Overviews, tăng sức cạnh tranh với SearchGPT của OpenAI bằng cách học theo chính đối thủ
Cơn sốt AI đang lan rộng trên toàn cầu khi hàng loạt các ông lớn trên thế giới đều đang cố gắng giành lấy một chỗ đứng nhất định trong cuộc đua này. Trong khi mọi con mắt đang đổ dồn vào các công ty đến từ Mỹ và Trung Quốc, mới đây một công ty Ấn Độ bất ngờ giới thiệu chip AI tự phát triển đầu tiên của mình, để hỗ trợ cho công nghệ tự lái trên ô tô.
Chip AI mới này sẽ được thiết kế, phát triển và ra mắt bởi hãng Ola, một nhà sản xuất ô tô Ấn Độ. Dự kiến chip AI "made in India" đầu tiên này sẽ được giới thiệu vào năm 2026, sử dụng kiến trúc ARM. Động thái này đánh dấu bước tiến quan trọng của Ấn Độ trong cuộc đua công nghệ AI toàn cầu.
Việc tích hợp chip AI vào các phương tiện tự hành từ lâu đã là một chủ đề nóng trên toàn thế giới, và giờ đây với việc hãng Ola của Ấn Độ giới thiệu giải pháp tự phát triển của mình, lĩnh vực này chắc chắn sẽ chứng kiến một bước tăng trưởng mới trong tương lai.
Không chỉ lĩnh vực xe tự lái, trong sự kiện của mình, Ola còn giới thiệu hàng loạt giải pháp chip AI mới hướng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả các mô hình Ngôn ngữ lớn, Điện toán đám mây cũng như các tính năng AI mới. Bhavish Aggarwal, Giám đốc điều hành của Ola, nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của việc Ấn Độ tự phát triển công nghệ AI thay vì phụ thuộc vào các giải pháp của nước ngoài.
Đầu tiên là chip AI Bodhi 1. Ola cho biết, con chip này được thiết kế dành riêng cho các mô hình ngôn ngữ lớn và nhắm đến các tác vụ suy luận của mô hình AI. Về cơ bản, Bodhi 1 được xem như một chip AI hiệu năng thấp của Ola, được thiết kế để cung cấp cho nhiều tác vụ AI khác nhau. Dự kiến ra mắt vào năm 2026, con chip này được cho biết sẽ có "hiệu quả năng lượng tốt nhất phân khúc".
Ngoài ra công ty cũng tiết lộ về thế hệ kế tiếp của con chip này có tên Bodhi 2, dự kiến ra mắt vào năm 2028. Bodhi 2 được thiết kế để cung cấp hiệu năng cao hơn và có khả năng mở rộng đến mức điện toán exa-scale, hứa hẹn cạnh tranh với các giải pháp hàng đầu trong ngành.
Ola cũng đã giới thiệu một chip AI xử lý ngay trên thiết bị (Edge AI) có tên Ojas, được cho là chip AI trên thiết bị đầu tiên của Ấn Độ và có khả năng được tích hợp vào các loại xe điện thế hệ tiếp theo của Ola. Công ty chưa tiết lộ nhiều thông tin chi tiết về Ojas, ngoại trừ việc chip này sẽ hỗ trợ nhiều hệ sinh thái với kiến trúc AI.
Tiếp đó là Sarv 1: chip được thiết kế tối ưu cho phân khúc điện toán đám mây. Với việc sử dụng các nhân Neoverse N3 trong kiến trúc của mình, Sarv 1 hứa hẹn sẽ mang lại hiệu suất và hiệu quả năng lượng ấn tượng, dù đây mới chỉ là tuyên bố của công ty.
Trong khi Ola chỉ thiết kế và phát triển các chip này, CEO Aggarwal cho biết họ sẽ hợp tác với các hãng đúc chip hàng đầu thế giới hiện nay như TSMC hoặc Samsung để sản xuất các bộ xử lý này trong thực tế. Với hàng loạt chip mới được giới thiệu trong sự kiện, hãng Ola đang cho thấy tham vọng đưa cái tên Ấn Độ trở thành một điểm đến trên bản đồ AI thế giới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"