Vụ việc tưởng chừng hy hữu nhưng đây không phải lần đầu tiên Ấn Độ bắt giữ chim bồ câu để điều tra.
- IVF 2.0: Công nghệ sinh sản lấy trứng từ nam giới, tinh trùng từ phụ nữ, hứa hẹn xóa sổ bệnh vô sinh và giúp mọi cặp LGBT có con
- Gặp nhau đầu năm với sếp Hoàng Nam Tiến: Gen Z + Gen AI = X Human - một thế hệ CON NGƯỜI MỚI!
- AI: Bạn của nhân loại hay kẻ hủy diệt tương lai?
- Nguyên nhân "ma quái" gây ra 3/4 tổng số ca ung thư trên toàn thế giới
- Các chuyên gia khảo cổ cho rằng Tam Tinh Đôi có thể che giấu bí mật cuối cùng của nhân loại
Một con chim bồ câu bị cảnh sát Ấn Độ giam giữ 8 tháng đã được thả ra sau khi không có đủ bằng chứng để kết tội nó là “gián điệp” cử sang từ Trung Quốc.
Theo tờ Times of India đưa tin, con chim đã bị bắt tại một cảng ở thủ phủ tài chính Mumbai với “những thông điệp được viết bằng chữ giống tiếng Trung Quốc” trên cánh của nó.
“Ban đầu, cảnh sát đã lập hồ sơ vụ án do thám con chim, nhưng sau khi hoàn tất cuộc điều tra, họ đã hủy bỏ cáo buộc”, báo cáo cho biết thêm.
Con chim chưa được đặt tên và đã được giam giữ cẩn thận tại một bệnh viện thành phố trong khi cảnh sát tiến hành điều tra.
Văn phòng Ấn Độ của Tổ chức Bảo vệ Đạo đức Động vật (PETA) cho biết cuộc điều tra đã kéo dài quá mức cần thiết khi tốn tận 8 tháng.
PETA Ấn Độ cho biết cảnh sát đã cấp lệnh cho phép bệnh viện chính thức thả chú chim bồ câu vào ngày 31/1.
Truyền thông địa phương đưa tin con chim bồ câu đã bay đi trong tình trạng sức khỏe tốt.
Vụ án con chim bồ câu này là vụ mới nhất trong số nhiều con chim bị chính quyền Ấn Độ bắt giữ vì nghi ngờ hoạt động gián điệp.
Các nhân viên an ninh biên giới đã bắt giữ một con chim bồ câu vào năm 2016 sau khi người ta phát hiện nó mang thông điệp đe dọa tới Thủ tướng Narendra Modi gần biên giới Ấn Độ với Pakistan.
Một con chim bồ câu khác đã bị lực lượng cảnh vệ có vũ trang bắt giữ vào năm 2010 sau khi nó được tìm thấy ở khu vực nói trên với một chiếc vòng quanh chân, có số điện thoại cũng như địa chỉ ở Pakistan được đóng dấu trên cơ thể bằng mực đỏ.
Các quan chức trong trường hợp đó đã chỉ đạo rằng không ai được phép lại gần con chim bồ câu, mà cảnh sát cho biết có thể nó đã thực hiện một “nhiệm vụ gián điệp đặc biệt”.
Tham khảo SCMP
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4