Lời khuyên đối với tất cả mọi người là: chỉ thu thập những loại nấm mà bạn biết rõ là an toàn.
Có khoảng 10.000 loài nấm nhưng chỉ một phần nhỏ trong số chúng có độc. Điều nguy hiểm là: không phải tất cả các loài nấm độc đều dễ nhận biết bằng màu sắc sặc sỡ. Một số loại nấm độc có vẻ bề ngoài rất khó phân biệt với nấm ăn được. Lời khuyên đối với tất cả mọi người là: chỉ thu thập những loại nấm mà bạn biết rõ là an toàn.
Các loại nấm nguy hiểm nhất:
Nấm mũ tử thần Amanita phalloides
Loại nấm mũ tử thần này mọc chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ, tuy nhiên hầu hết các vụ ngộ độc nấm trên khắp thế giới lại đều do những chiếc nấm mũ tử thần này gây ra. Nhìn bề ngoài, chúng trông giống như những cây nấm hương. Tuy nhiên, chất độc của một cây nấm mũ tử thần có kích cỡ trung bình cũng đủ để giết chết một người trưởng thành. Loại nấm mũ tử thần này chứa amanitin – là chất độc chết người bao gồm tám loại độc chất khác nhau.
Chiên, luộc, ăn sống, đông lạnh, sấy khô - dù có trải qua bất cứ hình thức chế biến nào đi chăng nữa thì loại nấm mũ tử thần này đều nguy hiểm.
Các triệu chứng do ngộ độc biểu hiện sau khi ăn nấm từ 6-24 giờ. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện cơn đau buốt ở bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Nếu được hỗ trợ y tế kịp thời thì người bị ngộ độ tuy có khả năng hồi phục sức khỏe nhưng hậu quả của tổn thương thận và gan vẫn còn suốt đời.
Nấm đại hồng nhung (nấm giết ruồi hay Amanita muscaria)
Các chất độc nguy hiểm của nấm giết ruồi là axit ibotenic và muscimol gây tác động trực tiếp hệ thần kinh trung ương.
Dấu hiệu ngộ độc nấm giết ruồi: mê sảng, hưng cảm, ảo giác, co giật và xuất hiện trạng thái tương tự như say rượu. Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện sau nửa giờ và có thể kéo dài đến 4 giờ.
Nấm não (Gyromitra esculenta)
Nhìn bề ngoài thì loại nấm này rất giống với nấm nhăn (morel). Nó đặc biệt nguy hiểm khi ăn sống nhưng sau khi chế biến (chiên, luộc) thì lại không những không độc mà còn rất ngon.
Nấm não có chứa gyromitrin. Chất này sẽ được chuyển hóa trong dạ dày thành methylhydrazine (nhiên liệu tên lửa) và gây nguy hiểm cho cơ thể con người.
Trong trường hợp bị ngộ độc, triệu chứng buồn nôn và nôn mửa sẽ xuất hiện sau 7-10 giờ, còn muộn hơn một chút là tiêu chảy và đau bụng. Nếu ngộ độc nặng thì con người sẽ bị tử vong do bị hỏng gan.
Nấm Galerina marginata
Nấm Galerina marginata hay còn gọi là đầu lâu mùa thu là loại cực độc. Nhìn bề ngoài, những cây nấm này giống như nấm gốc cây (armillaria mellea) – vốn mọc trên các gốc cây, thân cây ở khắp nơi trên thế giới. Nấm Galerina marginata có chứa amanitin giống như loại nấm mũ tử thần.
Nấm mực (Coprinus atramentarius)
Bản thân loại nấm này vô hại nhưng nếu kết hợp với rượu sẽ trở nên rất nguy hiểm. Khi đó, chất coprin và axit amin chứa trong nấm mực sẽ phản ứng với rượu và gây độc 48 giờ sau bữa ăn. Biểu hiện của người bị trúng độc kiểu này là da mặt bị sung huyết, tay chân bị giá lạnh.
Nấm webcap hay nấm che màn (Cortinarius rubellus)
Những người hái nấm thường bị nhầm lẫn nấm webcap với nấm chanterelles. Đây là loại nấm vô cùng độc, chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng đủ gây chết người. Nếu may mắn thoát chết, người trúng độc phải chạy thận suốt đời hoặcghép thận. Trong nấm Webcap chứa orellanine, độc tố rất mạnh đến nay chưa có thuốc giải độc hiệu quả.
Nấm cựa gà (Claviceps purpurea)
Nấm cựa gà mọc trên lúa mạch đen, các loại cây ngũ cốc và thức ăn gia súc có liên quan. Việc tiêu thụ ngũ cốc hoặc các loại hạt bị nhiễm cấu trúc sinh tồn của loại nấm này có thể gây ra bệnh nấm ở người và các động vật có vú khác.
Sợi nấm mọc đâm sâu vào bông lúa mạch non, phá huỷ tế bào của mô cây chủ và phủ ngoài cụm hoa bằng một lớp sợi nấm mềm, màu trắng như bông. Khối sợi nấm phát triển thành hạch nấm cứng giống cái cựa gà và chuyển sang màu xám nâu hoặc tím đen.
Hạch nấm này có chứa các alkaloid như ergotasine, ergotamine, ergocornine có tác dụng làm co mạch các cơ trơn và cơ tử cung. Với liều lượng thấp, chiết xuất từ nấm cựa gà được điều chế thành nhiều loại thuốc thần kinh, tim mạch. Với liều cao, nấm cựa gà rất độc, có thể gây nên hoại thư ở đầu ngón tay chân, cơ cứng mạch, mê sảng. Nếu tiêu thụ bột lúa mạch nhiễm nấm cựa gà, con người sẽ bị bệnh cựa gà với chuột rút cơ chân tay, hàm sẽ tê dại, rồi thối loét dẫn đến tử vong. Gia súc ăn phải các loại cỏ thuộc họ hòa thảo nhiễm nấm cựa gà cũng bị ngộ độc chết. Ngộ độc thể hiện qua các triệu chứng sau: co giật, co thắt, tiêu chảy, ảo giác và hoại tử.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4