Xí nghiệp Rostvertol thuộc công ty "Trực thăng Nga" đã có hơn 75 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không nói chung và 60 năm chế tạo trực thăng dòng Mi nói riêng.
Hiện tại, xí nghiệp đang chế tạo các loại trực thăng dân sự và trực thăng quân sự như: Mi-26T, Mi-35M và Mi-28N "Thợ săn đêm".
Nhà máy chế tạo máy bay số 168 được thành lập vào năm 1939 với mục đích cho ra lò các loại máy bay dân sự và quân sự. Sau đó, nhà máy được chuyển đổi thành nơi chế tạo trực thăng hàng loạt.
Dòng trực thăng được chế tạo loạt đầu tiên của nhà máy là loại Mi-1. Đến năm 1956, nhà máy bắt đầu chế tạo trực thăng vận tải hạng nặng Mi-6. Ngày nay, Rostvertol chế tạo trực thăng cho cả khách hàng trong nước và nước ngoài. Sản phẩm trực thăng của nhà máy đã có mặt tại hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Viện 7 thuộc nhà máy trực thăng Mi Moscow là một trong những thành phần tham gia quá trình phát triển tại Rostvertol. Bộ phận này tham gia vào quá trình thiết kế, hỗ trợ và hiện đại hóa thiết bị hàng không.
Bộ phận chế tạo khung thân máy bay. Quy trình thiết kế 1 chiếc trực thăng chia ra nhiều bộ phận khác nhau gồm: khung thân, thiết bị của trực thăng, động cơ, thiết bị liên lạc, vũ khí.
Phân xưởng lắp ráp tổng đoạn, trong hình ta có thể thấy các loại trực thăng như: Mi-28N, Mi-35M và Mi-26T.
Lắp đặt trục cánh quạt của 1 chiếc Mi-28NE.
Buồng lái của trực thăng vũ trang Mi-28NE.
Một số hình ảnh khác tại nhà máy:
Theo Soha News/Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI