Áp dụng Đạo luật thời chiến, tổng thống Trump thúc giục các nhà sản xuất ô tô tham gia sản xuất trang thiết bị y tế

    Nguyễn Hải,  

    Đối với thế giới cũng như nước Mỹ hiện nay, ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch virus corona đã trở thành một cuộc chiến thực sự.

    Dựa trên đạo luật "Sản xuất Quốc phòng", vào thứ Ba vừa qua, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cho hãng General Motors sản xuất các máy thở cần thiết cho việc điều trị các bệnh nhân nhiễm virus corona.

    Cùng ngày hôm đó hãng GM cũng cho biết họ sẽ bắt đầu hợp tác sản xuất với các nhà sản xuất thiết bị y tế khác. Cùng lúc đó, hãng Toyota Motor cho biết họ sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất máy thở gia tăng sản lượng. Ngoài ra nhiều nhà sản xuất ô tô khác cũng đưa ra các cam kết hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ cho việc chống dịch virus corona.

    Đạo luật Sản xuất Quốc Phòng được ông Trump sử dụng, được ban hành từ Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, nhằm đảm bảo các nguồn cung y tế cần thiết để đáp lại cơn đại dịch virus corona, ví dụ các máy thở và khẩu trang. 

    GM bắt tay vào sản xuất máy thở

    Áp dụng Đạo luật thời chiến, tổng thống Trump thúc giục các nhà sản xuất ô tô tham gia sản xuất trang thiết bị y tế - Ảnh 1.

    Theo đạo luật này, GM có nghĩa vụ phải ưu tiên sản xuất và xuất xưởng các đơn hàng của liên bang. Trước đó ông Trump đã chỉ trích công ty khi nói rằng "GM đang lãng phí thời gian," và kêu gọi công ty nhanh chóng ký hợp đồng và rút gọn các quy trình khác.

    Với yêu cầu từ ông Trump, GM cho biết họ sẽ lắp đặt thiết bị sản xuất máy thở tại một nhà máy của họ chuyên sản xuất thiết bị điện tử cho ô tô ở bang Indiana. Từ tháng Tư tới, GM cũng sẽ hợp tác với Ventec Life Systems, một nhà sản xuất thiết bị y tế nhỏ tại Seattle, để bắt đầu sản xuất máy thở. Tổng cộng, công ty cho biết, mình có thể sản xuất được 10.000 máy thở mỗi tháng và có khả năng tăng công suất lên cao hơn nữa.

    Hiện tại cả nước Mỹ có khoảng 65.000 máy thở có khả năng chữa trị cho các bệnh nhân nặng do nhiễm virus corona. Số máy thở này có thể lên tới 170.000 nếu tính cả các thiết bị đơn giản hơn chỉ chữa trị được cho một số trường hợp nhất định.

    Tuy nhiên số lượng máy thở này vẫn còn quá nhỏ bé so với nhu cầu sử dụng của nó trong đại dịch virus corona hiện nay. Theo ước tính của Trung tâm An toàn Sức khỏe Johns Hopkins, nước Mỹ sẽ cần khoảng 740.000 máy thở để đối phó với đại dịch này.

    Sự thiếu hụt trầm trọng về máy thở này rõ ràng không thể được lấp đầy nếu chỉ trông cậy vào một mình hãng GM. Chính vì vậy, cộng đồng các nhà sản xuất ô tô Mỹ đang đồng loạt lên tiếng góp sức của mình vào việc kịp thời cung ứng máy thở và các thiết bị y tế khác để đối phó với diễn biến ngày càng phức tạp của đại dịch corona.

    Toyota sản xuất các tấm che mặt in 3D

    Áp dụng Đạo luật thời chiến, tổng thống Trump thúc giục các nhà sản xuất ô tô tham gia sản xuất trang thiết bị y tế - Ảnh 2.

    Trong khi đó vào ngày 27 tháng Ba, hãng Toyota Motor cho biết họ sẽ bắt đầu hỗ trợ cho việc gia tăng sản lượng đối với các nhà sản xuất máy thở. Bên cạnh việc cung cấp hỗ về nguồn cung linh kiện và phân phối đối với hai nhà sản xuất máy thở, công ty cũng thiết lập một dây chuyền dành riêng cho việc đáp ứng các yêu cầu hợp tác từ những nhà sản xuất thiết bị y tế khác.

    Chưa hết, trong tuần tới, Toyota cũng sẽ sản xuất một tấm che mặt y tế đơn giản khi sử dụng máy in 3D tại một nhà máy ở Mỹ và phân phát cho các bệnh viện ở Texas, Indiana và Kentucky. Công ty đang chuẩn bị sản xuất khẩu trang, những loại đang thiếu hụt tại Mỹ và đang tìm kiếm các nhà cung cấp lớp lọc.

    Áp dụng Đạo luật thời chiến, tổng thống Trump thúc giục các nhà sản xuất ô tô tham gia sản xuất trang thiết bị y tế - Ảnh 3.

    Công ty Ford Motor cũng sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất máy thở linh kiện và vật liệu cần thiết để gia tăng sản lượng. Trong tuyên bố của mình, hãng ô tô nổi tiếng nước Mỹ cho biết:

    "Ford đang quay trở lại sản xuất để cung cấp nhanh chóng và an toàn các trang thiết bị cần thiết cho bệnh nhân, những người phản ứng ban đầu và các nhân viên y tế. Chúng tôi đang bắt đầu vận chuyển hàng chục nghìn tấm che mặt do Ford sản xuất tới các bệnh viện và các cơ quan cảnh sát, bao gồm cả NYPD."

    "Chúng tôi có nhóm hợp tác với bộ phận GE Healthcare để gia tăng sản lượng cho các máy thở đơn giản, và hợp tác với 3M để gia tăng sản lượng các mặt nạ phòng độc thông khí. Ford hiện đang tích cực đối thoại với FDA để tìm kiếm chỉ dẫn về khả năng phê chuẩn, phạm vi và khả năng phân phối liên quan đến hàng loạt sản phẩm, bao gồm cả máy thở. Chúng tôi sẽ cung cấp thêm chi tiết về thời gian và các con số sản xuất càng sớm càng tốt."

    Tesla quyên tặng các máy thở cho bệnh viện

    Áp dụng Đạo luật thời chiến, tổng thống Trump thúc giục các nhà sản xuất ô tô tham gia sản xuất trang thiết bị y tế - Ảnh 4.

    Lời cảm ơn dành cho Tesla và ông Elon Musk khi nhanh chóng gửi đến hàng chục nghìn khẩu trang N95 và mũ che mặt dành cho đội ngũ y tế.

    Công ty sản xuất ô tô điện nổi tiếng Tesla cũng tham gia vào trận chiến với đại dịch virus corona này. Hợp tác với Medtronics, người khổng lồ sản xuất thiết bị y tế tại Ireland, Tesla sẽ sản xuất các loại máy thở đã được công ty phát triển và thiết kế. Tesla còn lên kế hoạch tái sử dụng một nhà máy sản xuất pin quang điện tại bang New York, vốn đang tạm thời đóng cửa do dịch virus corona, để lắp ráp máy thở.

    Trong khi đó, CEO của Tesla, ông Elon Musk cũng cho biết mình đã bắt đầu quyên tặng hàng trăm máy thở, mua từ các nhà sản xuất khác nhau, để đưa tới cho các bệnh viện tại thành phố New York nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết ở đây.

    Áp dụng Đạo luật thời chiến, tổng thống Trump thúc giục các nhà sản xuất ô tô tham gia sản xuất trang thiết bị y tế - Ảnh 5.
     
    Áp dụng Đạo luật thời chiến, tổng thống Trump thúc giục các nhà sản xuất ô tô tham gia sản xuất trang thiết bị y tế - Ảnh 6.

    Tham khảo Wheelsjoint

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ