Apple chuyển sang dùng USB-C, có thể người dùng Android sẽ bớt đau đầu đi rất nhiều
Khi một tiêu chuẩn nhận được sự ủng hộ của tên tuổi đại diện cho doanh thu và lợi nhuận, tiêu chuẩn đó cũng sẽ được nâng tầm.
Bước chuyển tất yếu
Cũng giống như tất cả những mùa hè trước, cơn bão tin đồn iPhone đã ùa về. Một trong những tin đồn đáng chú ý nhất nói về cổng kết nối của iPhone 2019, nơi Apple đã loại bỏ chuẩn Lightning quen thuộc để chuyển sang USB-C.
Thực chất, đây là một bước đi gần như không có gì bất ngờ. Chính Apple là tên tuổi lớn đầu tiên góp phần cho USB-C thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng khi vén màn chiếc Macbook 12 inch vào năm 2014, trước khi Samsung và phần lớn các tên tuổi Android kịp đưa cổng kết nối này lên điện thoại của họ. Năm ngoái, Apple cũng đã đưa USB-C lên iPad Pro. Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật phần cứng của Apple là John Ternus đã từng khẳng định về USB-C: "Một chiếc máy tính hiệu năng cao đòi hỏi một cổng kết nối hiệu năng cao".
Việc iPhone theo chân iPad chuyển sang USB-C là tất yếu.
Vấn đề của Apple lúc này là Lightning đã quá lỗi thời, thua kém USB-C cả về tốc độ dữ liệu lẫn điện năng truyền tải. Chuyển sang USB-C sẽ giúp Apple giải quyết một trong những điểm thua kém rõ rệt nhất của iPhone so với các mẫu Android Trung Quốc là tốc độ sạc. Chuyển sang USB sẽ giúp mở ra một "bầu trời" phụ kiện mới. Quan trọng nhất, chuyển sang USB-C sẽ giúp loại bỏ điểm yếu cuối cùng trong trải nghiệm hiện tại của các iFan: phải mang nhiều loại cổng cắm khác nhau chỉ vì… Apple muốn vậy.
Không còn "universal" nữa
Đáng tiếc rằng với những người đã đang sử dụng kết nối USB-C, mọi thứ không phải đều màu hồng. Nhiều năm kể từ khi USB-C trở thành tiêu chuẩn của Android, các nhà sản xuất cũng đã gần như phá hỏng ý nghĩa "universal" ("đồng nhất") của cổng kết nối này. Đơn cử, Google đã hủy bán dongle vừa sạc vừa tai nghe cho Pixel từ 1 năm trước, và nếu muốn làm tác vụ tưởng rất đơn giản này các fan của Google cả. Ngay cả dongle USB-C của Sony, vốn là hãng âm thanh số 1 thị trường, cũng chẳng thể tương thích với điện thoại Android của chính ông chủ Android.
Mạnh ai nấy làm, Android đã làm hỏng ý nghĩa "universal" của USB-C.
Hay, vẫn là chuyện audio, gần như tất cả các con chip đều đã có sẵn khả năng chuyển đổi tín hiệu file số sang âm thanh analog: khi cả thị trường dùng chip Snapdragon, chắc chắn mẫu smartphone nào cũng có DAC Aqstic. Nhưng các nhà sản xuất thì có thể bật dùng DAC trên chip hoặc... không. Kết quả là cùng 1 loại chip lại có tới 2 loại dongle: một số mẫu dongle (Samsung, Sony) chỉ cần truyền tín hiệu analog từ chip SoC, một số khác lại phải thực hiện chuyển đổi tín hiệu số sang analog thay cho chip (Huawei, Google). Người dùng bị rối loạn, dù rằng con chip nào cũng vẫn có DAC tích hợp sẵn.
Đáng lo ngại nhất là vấn đề an toàn. Cuối năm 2014, vừa chuyển sang USB-C các kỹ sư của Google đã phải lên tiếng chỉ trích một tên tuổi lớn là OnePlus do sản xuất cáp sạc kém chất lượng, có thể gây cháy máy. USB-C có hỗ trợ sạc nhanh, nhưng giới hạn lại tuỳ thuộc vào con chip gắn trên mỗi chiếc dây sạc. Apple chuyển sang USB-C, người dùng sẽ phải đối mặt với một kho phụ kiện nhái gây nguy hiểm.
Lần đầu tiên trong lịch sử, cháy thiết bị là do dây chứ không phải sạc.
Cần chỉ ra rằng ngay cả bây giờ cáp Lightning "nhái" đã tràn ngập thị trường, nhưng khả năng chúng gây cháy nổ khi cắm sạc "xịn" là rất thấp. Cáp Lightning dù "nhái" cũng vẫn có thể hoạt động với iPhone để sạc và thậm chí là truyền dữ liệu. Tất cả các loại dongle có cổng Lightning đều có tích hợp chip DAC, bởi đơn giản là dongle của Apple có chip. Apple chuyển sang USB-C, iFan sẽ "lãnh đủ" các vấn đề của Android, từ chất lượng, an toàn cho đến tính tương thích.
Apple sẽ nâng tầm
Nhưng ở phía ngược lại, bước chuyển của Apple có thể là bước ngoặt mà người dùng Android đang chờ đợi. Dù chỉ chiếm vỏn vẹn hơn 10% thị phần toàn cầu, Apple hiện vẫn là bá chủ phân khúc cao cấp. Vị thế này cho phép Apple góp phần tạo ra một tiêu chuẩn "ngầm" khiến cả thế giới phải chạy theo. Ví dụ, dịch vụ stream game Xperia Play hỗ trợ smartphone Sony và… iPhone. Hay, năm 2017, Starbucks từ chỗ ủng hộ chuẩn sạc không dây PMA đã vội vã chuyển sang Qi, đơn giản vì năm đó Apple vén màn iPhone X/8/8 Plus dùng Qi.
Các phụ kiện sạc USB-C hay cắm màn hình của HP hay Huawei cũng đều tương thích với Macbook. Các loại hub USB-C chủ yếu được quảng bá với hình ảnh Macbook, dù Apple chỉ chiếm phần nhỏ trong thế giới PC. Thậm chí, phụ kiện của các hãng Android cũng được quảng bá là có tương thích với hàng Táo.
Apple đã luôn tạo được ảnh hưởng lên phụ kiện của... các hãng đối thủ.
Người ta có thể chờ đợi điều tương tự diễn ra với USB-C. Thay vì mạnh ai nấy làm, các nhà sản xuất có thể làm theo đặc tả của Apple. Bằng cách ấy, USB-C có thể giành lại được một chút ý nghĩa "universal" trong tên gọi".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"