Apple ‘dằn lòng’ phá hỏng 3 quy tắc vàng từ thời Steve Jobs để ra mắt kính thực tế ảo bằng được
Là sản phẩm chủ lực mới của tương lai, phức tạp nhất, đắt tiền nhất nhưng lại đang gây thất vọng nhiều nhất.
- Công nghệ AI sản sinh của Microsoft và Google đang tràn ngập internet, còn Apple đâu rồi?
- Chẳng đóng góp mấy cho phát triển AI, nhưng Apple sắp thu được hàng trăm triệu USD mỗi năm từ thành tựu của công nghệ này
- Apple "chốt" tên hệ điều hành của chiếc kính thực tế ảo, sẽ ra mắt vào đầu tháng 6?
- Apple liệu có thể khiến metaverse trở nên tuyệt vời?
Apple đang dự định tung ra thị trường kính thực tế ảo Reality Pro. Đây là một sản phẩm thực tế hỗn hợp (mixed-reality), kết hợp giữa công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR). Sau bảy năm phát triển, đây được đánh giá là một trong những sản phẩm tiêu dùng phức tạp nhất từ trước tới nay trong giới công nghệ, và cũng được kỳ vọng là sản phẩm chủ lực mới của Apple.
Tuy nhiên so với mường tượng ban đầu của Apple, Reality Pro có nhiều điểm yếu và thiếu sót khiến ngay cả một số giám đốc điều hành còn thấy nghi ngờ về tiềm năng của nó. Bởi lẽ, để Reality Pro được ra mắt, Apple đã phải ‘ngậm ngùi’ gạt bỏ 3 quy tắc vàng nổi tiếng vốn có của hãng.
Quy tắc 1: Tinh gọn, tối giản
Theo tầm nhìn ban đầu của CEO Tim Cook, đây sẽ là một cặp kính thiết kế đơn giản, có thể đeo cả ngày với pin tích hợp ngay trong kính. Tuy nhiên, để giảm bớt trọng lượng cũng như mức tỏa nhiệt, Apple đã đưa ra một cách xử lý rất ‘cồng kềnh’ và hoàn toàn đi ngược với phong cách thời trang và tối giản vốn có: biến cục pin thành một thiết bị to ngang một chiếc iPhone để đặt trong một chiếc túi ngang hông người dùng, sạc liên tục cho kính qua dây nối.
Kể từ thiết kế ban đầu, Apple đã phải đổi hướng liên tục do hạn chế kỹ thuật, yêu cầu của thị trường và cả bất đồng nội bộ. Thiết kế của Reality Pro là lời ngầm thừa nhận rằng công ty không đủ khả năng giải quyết một số vấn đề kỹ thuật cốt lõi.
Quy tắc 2: Chỉ ra mắt trong trạng thái hoàn hảo
Không giống như các sản phẩm khác của Apple, thiết bị mới này được ra mắt khi vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Nước đi này không giống cách làm mọi khi của Apple một chút nào, đó chính là nếu chưa làm ra được một sản phẩm thực sự ưng ý thì quyết không nhảy vào thị trường.
Các nhà phân tích công nghệ cho biết Apple không muốn đợi lâu hơn nữa vì để tạo ra phiên bản hoàn hảo cho Reality Pro thì sẽ mất thêm rất nhiều thời gian trong khi các đối thủ cạnh tranh đã rục rịch chiếm lĩnh thị trường. Người trong ngành tin rằng để làm cho phần cứng vừa đủ nhỏ vừa tiết kiệm điện năng mà đạt hiệu năng như kỳ vọng thì phải mất thêm một thập kỷ nữa hoặc hơn.
Quy tắc 3: Đã bán là phải lãi lớn
Apple được cho là đang lên kế hoạch bán Reality Pro sát với giá gốc, trong khi đối với các sản phẩm khác, hãng luôn đặt kỳ vọng tỉ suất lợi nhuận 37%. Apple thậm chí còn từng nghĩ đến việc bán lỗ lúc đầu để lấy thị phần. Reality Pro dự kiến có giá khoảng 3.000 USD, gấp ba lần so với tai nghe thực tế ảo đắt nhất của Meta hay Quest Pro, mặc dù vậy, tỉ suất lợi nhuận của Apple vẫn sẽ rất thấp vì vốn bỏ vào quá cao. Trước đó, Apple đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào sản phẩm này này, bao gồm hơn 1 tỷ USD ngân sách mỗi năm cùng đội ngũ hơn 1000 kỹ sư.
Nhiều nhà đầu tư và đối tác của Apple tỏ ra khá lưỡng lự trước sản phẩm mới này. Chính Apple cũng đang gặp vấn đề về sản xuất và trì hoãn việc ra mắt. Tuy nhiên, Gene Munster, nhà phân tích lâu năm của Apple kiêm đối tác quản lý tại Deepwater Asset Management, lại có phần lạc quan hơn khi nói: " Chỉ vài năm nữa, thay vì 3.000 USD, kính của Apple sẽ chỉ có giá 700 USD thôi. Đến lúc đấy kiểu gì cũng thành xu hướng ."
Tham khảo từ: Net Ease
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nâng cấp lớn của iPhone 16 mà Apple không đề cập
Không rõ lý do tại sao Apple lại không "đả động" gì về nâng cấp này.
Samsung ra mắt điện thoại giá chỉ 2 triệu có thiết kế đẹp, dùng chip của Bphone A40, camera 50MP, pin 5.000mAh