Apple hứa giúp chúng ta tái chế iPhone 'miễn phí' - chuyên gia chỉ ra câu chuyện buồn phía sau?
Cây viết Elizabeth Chamberlain của iFixit (trang web đánh giá sửa chữa đồ điện tử uy tín) vừa hé hộ chiêu trò của gã khổng lồ công nghệ.
- Vừa rời Việt Nam tức thì, CEO Apple Tim Cook đã tính chuyện mở nhà máy ở Indonesia: Nguyên nhân là sao?
- 10 bí mật bên trong “vườn táo” Apple ngay cả fan cứng cũng chưa chắc đã biết
- CEO Tim Cook hé lộ lý do bất ngờ: Vì sao người Việt đam mê đồ Apple đến vậy
- Apple hé lộ các dự án nhân chuyến CEO Tim Cook đến Việt Nam
- Chưa từng có, CEO của Apple ghé thăm Antiantiart: Bước tiến đáng chú ý cho cộng đồng sáng tạo
Apple hứa giúp tái chế iPhone 'miễn phí'?
Trong bối cảnh Ngày Trái Đất 22/4 đang đến gần, Apple cũng đang nỗ lực quảng bá về chương trình tái chế iPhone "free" (không mất phí/miễn phí) của họ (tiếng Anh là Apple Recycling Program).
Nôm na là người dùng có thể mang mẫu smartphone Apple cũ của họ đến để đổi lấy một chiếc iPhone mới với giá giảm - hoặc nếu chúng không đủ điều kiện để nhận được phần giảm giá, Apple sẽ "giúp" thu lại và tái chế chiếc iPhone mà không thu phí.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng công việc tái chế hay còn gọi là "phân kim" - tức là thu hồi vàng, nhôm và các nguyên liệu quý khác từ trong các mẫu smartphone không phải là điều mà Apple độc quyền - hầu hết các nhà tái chế đều nhận tái chế thiết bị điện tử "miễn phí".
Vào năm 2022, các nhà tái chế đã thu hồi được số vật liệu trị giá 28 tỷ USD từ rác thải điện tử và với việc tái chế nhiều hơn, con số đó có thể tăng lên tới 91 tỷ USD.
Thêm vào đó, chương trình tái chế của Apple có mục đích khiến bạn ra quyết định "lên đời" iPhone, điều đó có nghĩa là cuối cùng vẫn sẽ có nhiều thiết bị điện tử hơn trước.
Và mặc dù công việc nói trên mang lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà tài chế bao gồm cả Apple (dĩ nhiên là không phải người dùng), nhưng việc này không đồng nghĩa với một cách tiếp cận bền vững với thiết bị điện tử cũ hỏng.
Theo dữ liệu nghiên cứu mới đến từ Liên Hiệp Quốc (LHQ), tái chế không phải là "giải pháp tối ưu" mà là "lựa chọn cuối cùng". Nói chung tái chế là một kết thúc buồn cho một thiết bị điện tử.
Các nghiên cứu của LHQ cũng chỉ ra rằng, khi xem xét lợi ích và chi phí của việc tái chế thì kết quả là một khoản lỗ ròng 37 tỷ USD đối với sức khỏe con người và môi trường.
Và quan trọng hơn, dù các quy trình tái chế chính thức như của Apple vẫn có những tác động tiêu cực dù ở mức thấp hơn các phương pháp không chính thức.
LHQ cũng cung cấp thống kê chi tiết về tác động của tái chế với rác thải điện tử.
+ Trong số 13,8 tỷ kg rác thải điện tử được thu gom mỗi năm, việc tái chế làm thất thoát 7,8 tỷ kg vật liệu (trong đó có 1 tỷ kg kim loại). Điều đó có nghĩa là hơn một nửa số rác được tái chế sẽ bị mất đi.
+ Các nguyên tố đất hiếm có mặt trong mọi thiết bị điện tử và việc tái chế chỉ đáp ứng 1% nhu cầu.
+ Việc thu gom và quản lý rác thải điện tử gây thiệt hại 78 tỷ USD hàng năm cho sức khỏe con người và môi trường - gần gấp 3 lần giá trị kim loại được thu hồi.
+ Từ 85 đến 95% tác động phát thải của smartphone đến từ quá trình sản xuất ra chúng chứ không phải từ việc sử dụng. Lượng khí thải nhà kính từ các thiết bị điện tử và rác thải điện tử đã tăng 53% trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2020 và vẫn tiếp tục tăng.
Kết luận
Tôi (Elizabeth Chamberlain) không nghi ngờ gì về việc tái chế rác thải điện tử sẽ tốt cho môi trường hơn chôn lấp chúng. Tuy nhiên các nhà tái chế cũng cần các phương pháp tốt hơn để thu được các vật liệu có giá trị từ rác thải điện tử.
Tuy nhiên, khi nói đến chương trình nói trên của Apple, tôi khuyên mọi người dùng iPhone không chấp nhận lời đề nghị "miễn phí" này. Việc sử dụng chiếc smartphone lâu hơn 1 năm sẽ giảm lượng khí thải carbon tương đương với việc loại bỏ 636.000 ô tô khỏi đường phố.
Việc tự sửa chữa để tái sử dụng cũng tốt hơn nhiều so với tái chế và đó cũng là lý do nhiều bên liên quan đang gây áp lực để Apple phải chế tạo ra những chiếc iPhone dễ sửa hơn.
Để kết luận cho bài viết này, chúng tôi xin dẫn lời từ Cơ quan Giám sát Rác thải điện tử Toàn cầu 2024 như sau: "Giải pháp đơn giản nhất cho mọi vấn đề về rác thải điện tử vẫn là ngay từ đầu không tạo ra thêm rác thải điện tử".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"