Trong vòng chưa đầy 1 tháng, Apple phải đối mặt với 2 vụ kiện cáo vi phạm bản quyền sáng chế.
Apple lại bị tố đạo nhái
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa chiếc iPhone 7 của Táo khuyết sẽ được trình làng. Sang năm sau, sản phẩm này của ông lớn Mỹ cũng chính thức tròn 10 năm sinh nhật. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi cuộc đua công nghệ đang ngày càng quyết liệt thì Apple lại liên tục vấp phải nhiều trắc trở khó có thể ngờ tới.
Một người đàn ông Mỹ tên là Thomas S. Ross, hiện đang sinh sống tại bang Florida đã đột nhiên đệ đơn tố cáo lên Tòa án, kiện Apple sao chép thiết kế của mình - một thiết kế được chắc chắn đã có từ hồi năm 1992.
Theo Thomas, ông đã lên ý tưởng về iPhone và bắt đầu phác họa thiết kế sản phẩm này từ ngày 23/5 tới ngày 10/9/1992 - tức là khoảng 15 năm trước khi model iPhone đầu tiên của Táo được cho ra đời vào năm 2007.
Sản phẩm mà Thomas mô tả trong bản vẽ là một thiết bị di động thông minh có hình chữ nhật với màn hình cảm ứng, bốn góc được bo tròn và có phím vật lý phía dưới màn hình.
Vốn iPhone được xem là chiếc điện thoại thông minh trang bị màn hình cảm ứng đầu tiên trên thế giới, mở ra thời đại smartphone. Tuy nhiên, Thomas lại nói rằng trong bản thiết kế cách đây hơn 20 năm, ông đã nghĩ ra sáng chế này.
Bản thiết kế sản phẩm Elecrtonic Reading Device của Thomas S. Ross
IPhone của Apple bị tố sao chép thiết kế có trên thiết bị Elecrtonic Reading Device
Thomas đã nộp đơn đăng ký bảo hộ cho ý tưởng trên vào tháng 11/1992, nhưng đến tháng 4/1995, ông bị từ chối cấp quyền sở hữu trí tuệ do không đóng đủ phí theo yêu cầu. Vào năm 2014, Thomas lại lần nữa nộp đơn lên Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ xin cấp quyền tác giả cho bản vẽ kỹ thuật của mình.
Thomas khẳng định, không chỉ iPhone mà các sản phẩm iPad và iPod của Apple cũng đều vi phạm bản quyền sáng chế có trên thiết bị cầm tay mang tên "Elecrtonic Reading Device" của ông.
Với vụ kiện cáo Apple lần này, Thomas mong muốn tìm lại sự công bằng. Ông cho biết bản thân mình đã bị tổn thương một cách nghiêm trọng. Và điều đó là không thể đong đếm cũng như không thể bù đắp bằng tiền được.
Tuy nhiên, do sự việc đã rồi nên ông vẫn yêu cầu phía nhà Táo phải bồi thường cho mình tối thiểu 10 tỷ USD. Đồng thời, Táo phải đưa cho ông khoản tiền tương đương với 1,5% số lợi nhuận mà hãng này thu về từ việc bán iPhone trên toàn cầu.
Sự việc khiến nhiều người quan tâm chú ý. Ngày 27/6 vừa qua, Tòa án Florida đã thụ lý vụ án này. Song phía Apple vẫn chưa có bất cứ phát ngôn nào liên quan. Hiện, vẫn chưa có thông tin phiên xét xử sẽ diễn ra ngày nào.
IPhone bị tố ở Trung Quốc
Cách đây chưa đầy 1 tháng, Apple cũng bị văn phòng sở hữu trí tuệ Trung Quốc cấm phát hành sản phẩm iPhone 6 và 6 Plus tại nước này vì bị công ty Shenzhen Baili - một công ty có trụ sở ở Thâm Quyến - kiện vi phạm bản quyền sáng chế.
Mẫu điện thoại Baili 100C của Trung Quốc (Trái) và iPhone 6 của Apple (Phải)
Baili cáo buộc Gã khổng lồ Mỹ đã tiến hành sao chép trắng trợn mẫu di động 100C. Về thiết kế của iPhone 6 và 6 Plus không có khác biệt nhiều so với chiếc điện thoại của công ty này.
Trong khi Apple là thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới thì Shenzhen Baili chỉ là một công ty ít tiếng tăm. Ngay cả ở Thâm Quyến thì công ty này cũng không được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, ông lớn Mỹ lại bị tố là kẻ đạo nhái, ăn cắp bản quyền sáng chế của công ty trên.
Apple mơ như Samsung
Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, Táo khuyết đã phải đối mặt với 2 vụ kiện cáo vi phạm bằng sáng chế. Chưa kể hồi tháng 5 vừa qua, hãng này cũng phải lao đao trong cuộc cạnh tranh thương hiệu ở Trung Quốc. Một công ty của nước này tên là Xintong Tiandi đã đệ đơn kiện đòi quyền sở hữu thương hiệu iPhone lên tòa án Bắc Kinh.
Theo căn cứ pháp lý mà Xintong Tiandi đưa ra thì họ đã đăng ký thương hiệu iPhone cho sản phẩm của mình tại nước nhà từ năm 2007.
Đây cũng là thời điểm Apple cho ra đời chiếc điện thoại iPhone phiên bản đầu tiên. Nhưng theo lập luận của phía Xintong Tiandi thì công ty này đã đăng ký thương hiệu trên trước cả khi iPhone của hãng công nghệ Mỹ trở nên nổi tiếng tại Trung Quốc.
Theo đó, tòa án ở Bắc Kinh đã xử thua kiện cho Apple trong việc cạnh tranh sử dụng thương hiệu iPhone. Phán quyết tòa án đưa ra cho phép công ty Xintong Tiandi được quyền sử dụng thương hiệu iPhone trên các sản phẩm của mình bao gồm túi xách, ví, thắt lưng...
Từ đầu năm nay, ngoài những vướng mắc lao lý, Apple còn liên tục gặp phải nhiều khó khăn trong kinh doanh như việc thụt giảm doanh thu, iPhone SE vừa ra đời đã bị ném đá, thất bại trong kế hoạch đưa điện thoại tân trang lại vào Ấn Độ tiêu thụ...
Trong khi Apple đang đứng giữa những mối tơ vò thì đại kình địch Samsung lại gặp vận may, lên như diều gặp gió. Bộ đôi Galaxy S7 và S7 Edge màn hình cong của ông trùm Hàn Quốc đã mang về doanh thu lớn cho hãng.
Chỉ 1 tháng nữa, chiếc phablet Galaxy Note 7 của Samsung cũng được trình làng. Mới đây, trên nhiều trang công nghệ đã rục rịch rò rỉ hình ảnh được cho là ảnh thật của thiết kế này.
Samsung hiện ung dung đến ngày trình làng sản phẩm mới, còn Apple vẫn đang tiếp tục phải gỡ cho xong mối tơ của mình. Có lẽ lúc này, Gã khổng lồ đang mong được như Samsung, quay về thời kỳ yên bình, không ngừng tăng trưởng.
Theo Báo Đất Việt
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"