Apple mất đến 3 năm để tạo ra vi xử lý A11 Bionic trên iPhone mới, mặc dù đi sau nhưng luôn làm tốt hơn đối thủ
Đây chính là một trong những nguyên nhân Apple luôn bị chê là chậm chạp trong việc cập nhật các tính năng mới cho các sản phẩm của họ.
Sau khi ra mắt chính thức, iPhone mới của Apple lại tiếp tục là những nhà vô địch về hiệu năng với con chip A11 Bionic mới. Điều này cũng đã được xác nhận thông qua các bài so sánh điểm đơn nhân và đa nhân của Apple A11 với các đối thủ khác như Exynoss 8895 hay Qualcomm Snapdragon 835.
Tuy nhiên, để có được thành tựu này thì 12 tháng nghiên cứu là không đủ. Apple thực tế đã mất đến 3 năm để có được ngày hôm nay với A11 Bionic. Điều này có nghĩa hãng đã bắt đầu phát triển dòng chip này kể từ thế hệ iPhone 6 cùng con chip Apple A8.
Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Lance Ulanoff của Mashable với chuyên gia Phil Schiller của Apple, ông cho biết Apple luôn bắt đầu phát triển phần cứng của riêng mình từ ba năm với các ý tưởng đã xuất hiện trong đầu trước khi nó được giới thiệu chính thức. Điều này đôi lúc sẽ khiến Apple chậm chân hơn các đối thủ ở một vài tính năng mới.
"Srouji nói với tôi rằng Apple luôn tìm kiếm và phát triển dòng chip mới trong ba năm. Điều này có nghĩa là khi hãng cho ra mắt bộ đôi iPhone 6/ 6 Plus với con chip A8 thì dự án mang tên A11 Bionic cùng với đó cũng đã được tiến hành".
Theo chia sẻ của ông Johny Srouji - Trưởng bộ phận phần cứng của Apple, để tùy chỉnh và tối ưu hóa hệ sinh thái cho hàng triệu người dùng, việc tích hợp phần cứng và phần mềm của riêng mình với nhau làm sao cho tốt nhất được coi là tối quan trọng:
"Đây là điều mà chúng tôi đã bắt đầu cách đây 10 năm. Chúng tôi chọn tự làm phần cứng cho riêng mình bởi vì đó là cách tốt nhất để hiện thực hoá việc tối phần cứng và phần mềm trên các sản phẩm của Apple".
Srouji đã làm việc tại Apple kể từ khi iPhone đầu tiên được ra mắt vào năm 2007 và kể từ đó, công ty đã không ngừng nghiên cứu để kết hợp phần cứng và phần mềm một cách hiệu quả nhất.
Về vi xử lý Apple A11 Bionic, Apple cho biết động cơ hai lõi của nó có khả năng nhận diện con người, địa điểm và vật thể cũng như xử lý các công việc học máy với tốc độ lên đến 600 tỷ thao tác mỗi giây. Con chip sản xuất trên tiến trình 10 nm FinFET này được trang bị lên bộ 3 iPhone mới nhất vừa được trình làng là iPhone 8, iPhone 8 Plus và iPhone X.
Tham khảo Wccftech
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming