Đây là một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi của Apple và Trung Quốc. Apple thì có thêm nguồn cho linh kiện đắt đỏ, nhờ vậy mà họ có thể điều chỉnh giá dễ hơn. Còn đất nước tỷ dân sẽ có khả năng tự sản xuất chip nhớ NAND trong nước.
Tính tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có công ty Trung Quốc nào có thể sản xuất được chip nhớ. Tuy nhiên, theo nguồn tin của tờ báo Nhật Bản Nikkei, thì điều này sắp thay đổi. Một công ty có tên Yangtze Memory đang lên kế hoạch để triển khai sản xuất chip nhớ NAND trong năm nay, và Apple được đồn đại là đang đàm phàn với hãng này để mời họ làm đối tác cung cấp chip cho iPhone mới. Mặc dù các con chip này có thể sẵn sàng cho Táo khuyết sử dụng trong năm 2019, thế nhưng có lẽ phải đến năm 2020 thì Yangtze mới đủ sức đáp ứng được nhu cầu cực lớn của gã khổng lồ công nghệ xứ Cupertino.
Hiện tại, ông lớn California đang sử dụng chip NAND từ các cái tên lớn như Toshiba, Western Digital, SK Hynix và Samsung Electronics. Apple cũng đang giữ cương vị công ty tiêu thụ chip NAND lớn nhất thế giới, nắm giữ 15% trong tổng số linh kiện có dung lượng 200 triệu GB hồi năm ngoái. Việc thu nạp thêm nguồn cung chip NAND sẽ cho phép Quả táo cắn dở có thể thương thảo mức giá tốt hơn với các đối tác hiện tại. Chip nhớ NAND là một trong những thành phần đắt nhất trên một chiếc iPhone.
Nếu Apple bắt tay ký kết hợp đồng với Yangtze thì họ có khả năng từ một hãng "vô danh tiểu tốt" trở thành một thế lực mới trong ngành công nghiệp này. Theo Sean Yang, chuyên gia phân tích của công ty nghiên cứu thị trường ở Thượng Hại CINNO, Apple sẽ chỉ đạo Yangtze cải thiện chất lượng chip nhớ NAND sao cho phù hợp với tiêu chuẩn của họ. Ngoài ra, "cha đẻ" của iPhone sẽ giúp họ gia tăng quy mô của đường dây sản xuất. Đây là một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi của Apple và Trung Quốc. Apple thì có thêm nguồn cho linh kiện đắt đỏ, nhờ vậy mà họ có thể điều chỉnh giá dễ hơn. Còn Trung Quốc sẽ có khả năng tự sản xuất chip nhớ NAND trong nước.
Theo PhoneArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"