Trái ngược với suy nghĩ lâu nay của nhiều người, việc tắt ứng dụng chạy ngầm trên iPhone thực ra lại khá phản tác dụng.
- Loạt iPhone 16 lộ ảnh thực tế: iPhone 16 Pro Max đúng nghĩa "siêu to khổng lồ"
- Tròn 15 năm trước, Samsung ra mắt mẫu điện thoại Android đầu tiên: Không phải Galaxy S như nhiều người lầm tưởng
- Huawei đạt thành tựu mới: Tỷ lệ nội địa hoá trên Pura 70 đạt ngưỡng trên 90%, tương lai tự chủ hoàn toàn không còn xa?
- HTC sắp tái xuất với smartphone chip Snapdragon 7 Gen 3, RAM 12GB
- Bất ngờ: iPad Pro OLED sắp ra mắt sẽ không dùng chip Apple M3
Nhiều người dùng iPhone có thói quen thường xuyên mở cửa sổ đa nhiệm và vuốt tắt đi các ứng dụng không dùng tới, với niềm tin rằng việc này sẽ giúp giải phóng bộ nhớ, sức mạnh xử lý cũng như năng lượng, từ đó tiết kiệm pin và làm máy chạy "mượt" hơn.
Tuy nhiên, theo thông tin từ phía Apple, niềm tin này có lẽ không thật sự đúng. Hướng dẫn riêng của Apple về việc đóng ứng dụng chạy ngầm nói rõ rằng "bạn chỉ nên đóng ứng dụng nếu nó không phản hồi". Và có lý do chính đáng cho điều đó - iOS từ lâu đã được thiết kế để đảm bảo các ứng dụng nền hầu như không dùng tới RAM hoặc CPU của iPhone.
Một vài năm trước, Craig Federighi (Phó chủ tịch cấp cao về Kỹ thuật phần mềm) của Apple thậm chí còn nhắc tới chủ đề này và đưa ra ý kiến của mình. Theo thông tin của MacRumors, một độc giả đã gửi email trực tiếp cho Tim Cook để có câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi liên quan việc đóng ứng dụng chạy nền và tuyên bố đã nhận được phản hồi từ Federighi.
Email hỏi, " Ông có thường xuyên thoát các ứng dụng đa nhiệm trên iOS không và điều này có giúp ích cho thời lượng pin không? ". Phản hồi của Craig rất ngắn gọn và nêu rõ câu trả lời cho cả hai là Không, sau đó ông cảm ơn người gửi email vì đã là khách hàng của Apple.
MacRumors sau đó xác nhận email này. Ngoài ra, xét về mặt kỹ thuật, việc đóng app thường xuyên trong cửa sổ đa nhiệm còn có thể gây tác động xấu hơn cho iPhone thay vì cứ để yên cho chúng chạy ngầm.
Đó là bởi vì iOS rất hiệu quả trong việc tạm dừng các ứng dụng không được sử dụng - những ứng dụng này khi chạy nền sẽ bị "đóng băng". Các ứng dụng đang treo trong cửa sổ đa nhiệm không thực sự ảnh hưởng đến pin hoặc hiệu suất của máy. Việc người dùng vẫn có thể nhìn thấy chúng khi vuốt lên từ dưới màn hình chính chỉ là một chỉ báo trực quan, cho họ biết rằng chúng đã mở gần đây và sẵn sàng tiếp tục khi cần.
Mặc dù có vẻ trái ngược với suy nghĩ thông thường nhưng sẽ tốt hơn cho việc tiêu thụ pin nếu để yên các ứng dụng cho đến khi cần dùng lại. Điều này là do việc đóng các ứng dụng để rồi phải mở lại sau thường tốn nhiều pin hơn là chỉ để chúng ở chế độ nền, bởi lần khởi chạy đầu tiên của hầu hết các ứng dụng yêu cầu tăng hiệu năng máy trong thời gian ngắn để tải và thu thập dữ liệu của chúng. Nói nôm na thì cũng giống như việc bật/tắt điều hòa liên tục sẽ tốn điện hơn là cứ để máy chạy.
Một ứng dụng bị treo ở màn hình đa nhiệm sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn, chỉ trừ trường hợp các ứng dụng phát nhạc hoặc dùng tới GPS. Đối với các ứng dụng mạng xã hội, dù có tắt chạy nền thì thực ra chúng vẫn phải chạy ngầm, để đẩy thông báo cho bạn, nên việc này khá vô nghĩa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"