Asus ROG Strix Flare: Nhiều hơn là một bàn phím gaming cao cấp

    Durian,  

    ROG Strix Flare mang đến cho lượng fan đông đảo của Asus thêm một lựa chọn mang tính chất sang trọng nhiều hơn là sự hầm hố như trên Claymore

    Tiếp nối sự thành công của chiếc bàn phím cực ngầu Asus ROG Claymore và Claymore Core, đế chế gaming trên 10 năm tuổi lại tiếp tục mang đến thị trường một mẫu bàn phím cơ mới toanh để lấp đầy dải sản phẩm ROG Strix mới được kết nạp vào đại gia đình ROG cách đây ít lâu.

    Asus ROG Strix Flare: Nhiều hơn là một bàn phím gaming cao cấp - Ảnh 1.

    Phần vỏ hộp của ROG Strix Flare cũng được đồng bồ với thiết kế chung của tất cả các sản phẩm ROG Strix khác. Đó là những dải màu RGB xếp thành logo ROG. Hình ảnh của chiếc bàn phím nằm ngay chính giữa hộp nên ai cũng có thể hình dung ra được sản phẩm cụ thể chứ không phải đoán già đoán non về hình dáng cụ thể của chiếc bàn phím nữa. Nhìn chung thì vỏ hộp của ROG Strix khá to so với những chiếc bàn phím cơ fullsize thông thường. Đặc biệt là cái tên của sản phẩm khá lấp lánh khắp các mặt của vỏ hộp nên càng dễ gây chú ý hơn.

    Asus ROG Strix Flare: Nhiều hơn là một bàn phím gaming cao cấp - Ảnh 2.

    Phải trải qua và lớp vỏ bọc cầu kì chúng tôi mới đến được với chiếc bàn phím nằm bên trong. Bên cạnh đó chúng ta có một vài tờ hướng dẫn nhỏ và một miếng kê tay như ở hình trên vỏ hộp.

    Asus ROG Strix Flare: Nhiều hơn là một bàn phím gaming cao cấp - Ảnh 3.

    Khá đúng chất một chiếc bàn phím gaming fullsize, ROG Strix Flare có bộ khung khá lớn. Chiều dài và rộng không chỉ dành do hệ thống phím thông thường. Một khoảng không rất rộng và thừa thãi được sử dụng cho các nút multimedia hay dành cho trang trí. Đổi lại, chúng ta có một phần case có độ dày khá nhỏ. Đây cũng là xu hướng bàn phím gaming của năm nay.

    Asus ROG Strix Flare: Nhiều hơn là một bàn phím gaming cao cấp - Ảnh 4.

    Trái với chiếc Claymore siêu ngầu chi chít trên mặt là những họa tiết lấy cảm hứng từ hình vẽ của người Maya cổ, ROG Strix Flare lại lấy sự đơn giản làm phong cách của riêng mình. Chúng ta không thấy được nhiều góc cạnh trên chiếc màn phím này. Thay vào đó là sự vuông vắn, tối giản các chi tiết thừa. Bề mặt được phủ mịn rất đẹp, diểm một mảng giả nhôm phay xước cho đồng bộ với phong cách ROG Strix trên hầu hết các sản phẩm cùng mang thương hiệu này.

    Asus ROG Strix Flare: Nhiều hơn là một bàn phím gaming cao cấp - Ảnh 5.
    Asus ROG Strix Flare: Nhiều hơn là một bàn phím gaming cao cấp - Ảnh 6.

    Mặt dưới tuy ít được chú ý nhưng cũng được Asus tận dụng để trang trí cho tăng phần giá trị của chiếc bàn phím gaming và bộ nhận diện thương hiệu với hình mắt cú rất lớn được khắc chìm vào lớp vỏ nhựa. Chú ý một chút đến mặt này, chúng ta có 3 chân cao su chống trượt và một đôi lẫy để thay đổi chiều cao bàn phím tùy theo kịch bản của người sử dụng

    Asus ROG Strix Flare: Nhiều hơn là một bàn phím gaming cao cấp - Ảnh 7.

    Quay trở lại phần quan trọng nhất của Flare là hệ thống phím bấm. Nhờ có thiết kế case mỏng, chúng ta có thể thấy toàn bộ nắp trên của hệ thống switch. Tất cả đều rõ ràng sau lớp keycap nhô khá cao tạo cảm giác thông thoáng và dễ vệ sinh hơn sau một thời gian dài sử dụng.

    Asus ROG Strix Flare: Nhiều hơn là một bàn phím gaming cao cấp - Ảnh 8.
    Asus ROG Strix Flare: Nhiều hơn là một bàn phím gaming cao cấp - Ảnh 9.
    Asus ROG Strix Flare: Nhiều hơn là một bàn phím gaming cao cấp - Ảnh 10.
    Asus ROG Strix Flare: Nhiều hơn là một bàn phím gaming cao cấp - Ảnh 11.

    Hệ thống đèn LED của Flare cũng khá ấn tượng và tạo được dấu ấn riêng cho mình. Hệ thống LED nền RGB thì đã quá quen thuộc với những game thủ rồi, nhưng cũng như màn hình máy tính, để thể hiện tốt 16,8 triệu màu thì không phải là chuyện dễ dàng. Dưới sự hỗ trợ của lớp phản sáng màu trắng bên dưới cùng với những chip LED chất lượng thì Flare mới có được những hiệu ứng đẹp như trong hình. Nhưng không chỉ có đèn nền cho các phím mới được tỏa sáng, 2 cạnh bên của bàn phím và một logo ROG bằng mica trong suốt được gắn ở cạnh trên của bàn phím. Theo như khảo sát thì miếng mica này có thể dễ dàng tháo ra và thay vào đó là bất kì vật liệu dẫn sáng nào có cùng kích thước để người dùng có thể tùy ý tạo phong cách riêng cho bản thân mình.

    Asus ROG Strix Flare: Nhiều hơn là một bàn phím gaming cao cấp - Ảnh 12.

    Hệ thống nút bấm và con lăn multimedia của Flare tập trung về phía tay trái của bàn phím trong khi nhiều mẫu bàn phím khác có cụm nút tương tự thì dồn về giữa hoặc phía bên phải. Dưới góc độ là một người hay chơi game thì bản thân tôi thấy kiểu thiết kế nút thế này là hoàn toàn hợp lý. Khi bạn vừa phải thao tác chuột, vừa ấn các nút di chuyển WSAD thì khu vực bên trái này là nơi thuận tiện nhất để điều khiển âm thanh chung và nhạc theo ý mình tốt hơn là nằm ở giữa hay bên phải. Một điểm cộng của ROG Strix Flare trong mắt game thủ bởi sự tối ưu mà nó mang lại.

    Dây tín hiệu của Flare rất dày và cứng cáp với lớp vỏ dù bền bỉ ở bên ngoài. Sở dĩ sợi dây cáp có kích thước lớn thế này vì ngoài tín hiệu của bàn phím. Flare còn được trang bị một cổng USB Hub chính vì thế nên số lượng đầu USB kết nối và số dây tín hiệu bên trong lớp vỏ này sẽ phải có tối thiểu là 2 sợi.

    Nhưng tất cả những gì chúng ta vừa nói là những trải nghiệm bên ngoài của một chiếc bàn phím. Những gì game thủ cần khi mua một chiếc bàn phím cơ vẫn là khả năng gõ phím mà nó mang lại.

    Asus ROG Strix Flare: Nhiều hơn là một bàn phím gaming cao cấp - Ảnh 13.

    Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất vẫn là hệ thống switch. Flare sử dụng switch Cherry MX nên gần như cảm giác gõ cũng tương đương với các bàn phím cao cấp khác. Hành trình phím vừa đủ dài, đồ phản hồi tốt, gõ khá dễ chịu.

    Keycaps trên bàn phím vẫn trung thành với chất liệu ABS với font chữ đậm chất ROG. Phần khắc chữ laser với độ lớn của font cao nên hiệu ứng LED dễ dàng được thể hiện tốt ngay trên phần keycap. Bản thân mặt tiếp xúc với ngón tay của keycap cũng được làm khá lớn để những cú gõ được chính xác hơn nhiều mẫu keycap thiên về dạng hình chóp. Layout của phím thì theo chuẩn ANSI (US) quá phổ biến với mọi người dùng máy tính nên không hề khó để làm quen. Sau quá trình sử dụng lâu dài, nếu các game thủ có nhu cầu đổi keycap cho sạch sẽ và làm mới cảm giác gõ của mình

    Tổng kết:

    Xét về mặt bằng chung, những bàn phím đều cho những trải nghiệm tương đương nhau. Nhưng về trải nghiệm đi kèm như thiết kế, hiệu ứng sáng thì có lẽ Asus vẫn là số một đặc biệt là sự lựa chọn không thể thiếu với các fan của ROG Strix.

    Ưu điểm:

    - Thiết kế đẹp, sang

    - Nhiều hiệu ứng LED RGB trên khắp bàn phím

    - Trang bị thanh dẫn sáng có thể thay đổi được

    Nhược điểm:

    - Kích thước bàn phím lớn yêu cầu không gian làm việc rộng

    - Mức giá khá cao

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ