­Thành công không phải đến từ may mắn mà đó là một thuật toán

    Ngocmiz,  

    Quy tắc về thành công có thể gọi là một thuật toán – công thức chung của hầu hết những người đã đạt được nó - ENGAGE.

    Theo bài viết của Francesco Marconi, quản lý chiến lược tại hãng tin AP.

    Làm thế nào mà Jack Dorsey – từ một cậu bé 14 tuổi nghiện máy tính trở thành nhà sáng lập của loạt công ty từ Twitter đến Square? Làm thế nào những con người từng rất bình thường lại có thể gặt hái được thành công đến như vậy? Trên thực tế, thành công không phải một thứ đến từ may mắn mà luôn có những quy tắc đằng sau – những quy tắc mà ở đây tôi gọi là một thuật toán.

    Năm 21 tuổi, lần đầu tiên tôi đặt chân đến Mỹ với vốn tiếng Anh khiêm tốn và thậm chí còn chẳng biết nên sống ở đâu. Chiến thuật của tôi khi đó là tập trung vào hòa nhập với văn hóa bản địa qua việc quan sát từ cách người Mỹ ăn mặc, cách họ bắt tay nhau cho đến cách họ buôn chuyện phiếm với nhau rồi ghi chép lại. Thứ ban đầu là cách tôi sống sót trong môi trường mới về sau lại trở thành một niềm đam mê thực sự. Tôi bắt đầu nghiên cứu nhiều hon về giao tiếp xã hội, tâm lý học và nghệ thuật thiết kế chiến lược để tìm ra những quy tắc ngầm chúng ta vẫn không để mắt tới.

    Quy tắc về thành công tôi nhận ra có thể gọi là một thuật toán – công thức chung của hầu hết những người thành công. Tôi gọi nó là ENGAGE – viết tắt của từng yếu tố trong đó nhưng cũng mang hàm ý rằng bạn cần liên kết tiềm năng, mục đích của bản thân, những người bạn giao thiệp và thời gian bạn bỏ ra với những thứ quan trọng nhất với mình, trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp.

    Vậy ENGAGE cụ thể là gì?

    ENGAGE là một quy trình gồm 6 bước để khám phá ra những động lực của chính bạn và sử dụng chúng vào con đường sự nghiệp. Nhiều người vẫn luôn cảm thấy sự nghiệp của họ không tiến triển bởi họ chỉ luôn coi tư duy chiến lược, chẳng hạn việc nhìn nhận ra giá trị cốt lõi và mục đích của bản thân là một thứ “kỹ năng mềm” chứ không thục sự chú trọng nó. Tuy nhiên, lối suy nghĩ này chính xác là thứ giúp các doanh nhân thành công xây dựng nên đế chế của mình. Bạn có thể vẫn thăng tiến trong sự nghiệp nếu không biết đến công thức này, nhưng rồi nó sẽ đạt đến mức không thể tiến xa hơn được nữa. Hãy xem ENGAGE thay đổi cách nghĩ của bạn ra sao nhé.

    E: Explore your meaning (Khám phá ý nghĩa thực sự của cuộc đời)

    Một vài năm trước, nhà tâm lý học Ellen Langer của ĐH Harvard cùng một nhóm nghiên cứu đã thực hiện một thí nghiệm thú vị: Xếp những người tham gia vào 2 nhóm bay thử nghiệm qua trình mô phỏng buồng lái mái bay, một buồng mô phỏng thật (nhóm 1) và một đã bị hỏng (nhóm 2). Nhóm 1 được yêu cầu tưởng tượng mình là một phi công, thậm chí còn được cho mặc đồ quân đội để giúp trải nghiệm thật hơn, trong khi nhóm 2 chỉ được bước vào một phòng hỏng không có gì đặc biệt. Trong suốt quá trình thí nghiệm, cả hai nhóm đều trải qua một bài kiểm tra thị lực được bí mật chèn vào một phần trong yêu cầu mô phỏng lái máy bay.

    Nhóm nghiên cứu của Langer phát hiện ra rằng những người ‘bay’ trong buồng lái mô phỏng đều thể hiện tốt hơn trong bài kiểm tra thị lực. Langer cho rằng việc giả vờ là ai đó có thị lực tốt, chẳng hạn như phi công, đã khiến những người này nhìn tốt hơn. Sau nghiên cứu này cùng một số công trình khác, Langer kết luận rằng sức mạnh của ý chí thực chất chính là cách nghĩ, cách tư duy. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta coi mình là một người sáng tạo, tự tin?

    Trong trường hợp của bản thân, tôi tự coi mình là một người cực kỳ quyết đoán. Chính vì vậy mà tôi viết câu đó ra một mẩu giấy dán ở bàn làm việc ở công ty cũng như ở chỗ dễ thấy trong nhà. Nhìn thấy tôn chỉ sống của mình mỗi ngày cũng khiến tôi đưa ra quyết định nhanh chóng hơn, cho dù là một cách vô thức.

    Hãy nghĩ về những gì quan trọng với bạn trong cuộc sống. Chúng ta thường dễ dàng quên mất giá trị của bản thân – những thứ quyết định và thúc đẩy chính chúng ta trong tương lai. Nếu những gì bạn làm không đồng nhất các giá trị bạn đặt ra, chúng ta sẽ bị những niềm tin mù quáng như tôi không đủ giỏi, không đủ sáng tạo, không có môi trường để phát triển,… che mắt. Thực tế bạn chính là ẩn số trong công thức này, và chỉ cần bạn thay đổi (tư duy) thì cuộc sống của bạn cũng sẽ thay đổi ngay theo đó.

    Vậy bước đầu tiên để khám phá ra giá trị của cuộc sống là gì? Hãy xác định 3 giá trị cốt lõi của bản thân rồi viết ra từng bước bạn có thể làm mỗi tuần để thực hiện những giá trị đó. Chẳng hạn nếu bạn tôn thờ sự sáng tạo, hãy dành 15 phút mỗi ngày vào việc vẽ nguệch ngoạc lấy ý tưởng. Bạn thích khám phá? Hãy ghé thắm một nơi mới vào mỗi cuối tuần.

    N: Narrow your goals (thu hẹp mục tiêu)

    Nếu như thay đổi tư duy có thể dẫn đến những kết quả đáng kinh ngạc thì đặt mục tiêu cũng vậy. Năm 1961, khi tổng thống Mỹ John F. Kennedy thông báo nước Mỹ sẽ đưa một người lên Mặt Trăng vào cuối thập kỷ, nhiều người đã cho rằng chuyện này thật hoang đường. Thế nhưng nếu như không có mục tiêu đầy tham vọng của của ông thì có thể Neil Amstrong đã không đặt chân lên Mặt Trăng được chỉ 8 năm sau đó.

    Lớn lên ở Châu Âu nhưng tôi luôn mơ ước sống và làm việc tại New York. Chính vì vậy mà đến năm 18 tuổi, tôi đến một cửa hàng IKEA mua một bức ảnh cỡ lớn chụp các tòa nhà chọc trời của New York treo lên tường. Đây chính là cách tôi hình tượng hóa ước mơ của mình để luôn ‘găm’ chúng vào đầu óc từ mỗi sáng thức dậy.

    Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bản thân việc đặt mục tiêu đã là một thuật toán mini dẫn tới thành công. Năm 2010, các nhà nghiên cứu từ McGill University đã điều tra liệu một chương trình đặt mục tiêu có thể có những hiệu ứng tích cực đối với các học sinh luôn phải vật lộn với việc học hay không. Sau 4 tháng được yêu cầu tự đặt ra các mục tiêu cụ thể, những học sinh tham gia chương trình đã cải thiện được tới 30% năng lực học tập so với nhóm không tham gia.

    Chính vì vậy mà hãy đặt mục tiêu bất cứ khi nào có thể. Hãy đặt ra những mục tiêu, dự đinh rõ ràng và viết, nói chúng ra. Liệu các mục tiêu của bạn có đủ thông minh, đơn giản, có thể đo lường độ hiệu quả, có thể đạt được, có thực tiễn và có mốc thời gian cụ thể không?

    Một điều quan trọng khác nữa là hãy xác định được cả những việc bạn sẽ không làm. Hãy học cách nói không. Một cách để đạt được những mục tiêu này là hãy chọn lọc những thứ bạn nên tham gia.

    G: Generate a plan

    Thường sẽ luôn có một hay nhiều người đứng giữa bạn và những mục tiêu của bạn – có thể là sếp của bạn, nhà đầu tư của bạn. Và bạn cần một kế hoạch có bao gồm những người đó nhưng sự tham gia của họ lại có lợi cho bạn. Nhưng làm thế nào để thực hiện nó?

    Công việc này khá đơn giản.

    Theo giáo sư Lauren Rivera của Trường Quản trị Kellogg, các nhà quản lý thường có xu hướng thuê các ứng viên họ tin có thể trở thành bạn bè của mình. Quá trình tuyển dụng thường không chỉ là việc tìm kiếm ứng viên có đủ kỹ năng cho công việc mà còn là tìm những người phù hợp với văn hóa công ty. Nói cách khác, mọi người thường tin tưởng những người họ coi là giống mình.

    Tôi bắt đầu chạy bộ khi sếp tôi thách đấu chạy marathon. Kết quả là tôi không chỉ tận hưởng những lợi ích của việc luyện tập thể thao mà còn có thêm một chủ đề tuyệt vời để trò chuyện xã giao ở công sở. Bằng cách tạo ra những điểm chung với người khác, bạn có thể phát triển mối quan hệ với người khác ở mức độ thân thiết hơn rất nhiều.

    Tin tốt là nếu người có thể giúp bạn đạt được mục tiêu là ai đó bạn đã biết thi hãy nghiên cứu thêm những thói quen và sở thích bạn có chung với người đó. Bạn hcj được gì từ họ? Những người thành công luôn biết cách ‘đồng hóa’ môi trường xung quanh họ theo cách họ mong muốn. Hãy dành thời gian cho những người bạn muốn gặp hoặc có thể giúp bạn đạt được mục tiêu.

    A: Anticipate roadblocks (Dự đoán trước các rào cản)

    Sau khi đã quyết định mục tiêu của mình thì hãy bắt đầu thực hiện, nhưng bất cứ việc gì cũng sẽ có những rào cản nhất định.

    Năm 20 tuổi, Benjamin Franklin đã tự thiết kế một kế hoạch riêng cho bản thân nhằm hướng đến một hình tượng hoàn hảo về đạo đức. Kế hoạch này bao gồm cả thiền định, ăn uống điều độ và kiêng tình dục. Trong cuốn sách tự sự về mình, Franklin có giải thích chính con đường tự kỷ luật như vậy đã đưa ông đến với thành công trên chính trường. Tuy nhiên, ông cũng nhận ra rằng kế hoạch này cũng cần đủ linh hoạt để ông có thể điều chuyển và ứng phó với những rào cản không lường trước.

    Chính vì vậy mà tôi cũng thiết kế ra một cơ chế đơn giác giúp tôi phục hồi mỗi lần gặp căng thẳng. Tôi sẽ uống 2 ly nước và nghĩ về điều gì đó khiến tôi dễ chịu. Nước có thể không ngon, nhưng việc gắn nó với cảm giác thư thái giúp tôi vượt qua được khá nhiều phiền toái.

    Để thực hiện bước này, hãy bóc tách mục tiêu của bạn ra thành nhiều bước nhỏ. Chẳng hạn như nếu muốn được thăng tiến, hãy chia thành 2 bước nhỏ hơn là 1) Hoàn thành một dự án quan trọng và 2) Kiếm được nhiều khách hàng. Hãy tính đến những vấn đề có thể xảy ra như lỡ deadline, chỉ tìm được 1-2 khách hàng. Và hãy nhớ rằng ngay cả khi những điều đó xảy ra thì bạn vẫn còn nhiều giải pháp khắc phục.

    G: Gain persistence (giữ sự bền bỉ)

    Hầu hết những người được coi là chuyên gia trong lĩnh vực của họ đều phải tra qua ít nhất 10.000 giờ tập luyện. Trước khi đạt được thành công vang dội, The Beatles đã dành hàng nghìn giờ biểu diễn như một ban nhạc vô danh tại khắp các quán bar tại Châu Âu.

    Theo đuối ước mơ của bạn là một hành trình khó khăn và đòi hỏi sự kiên trì. Vậy làm thế nào để tránh mệt mỏi và buồn chán? Ccas nhà tâm lý học đã chỉ ra một cách là hãy cởi mở với những điều không ngờ trước, kể cả khi đó có là một nhà hàng mới, một sở thích mới hay những con người mới.

    Nói cách khác là bạn hãy cởi mở hơn với những công việc hàng ngày đang làm. Hãy thử mạo hiểm một chút, để tìm thấy những điều có thể kích thích bản thân và hơn hết là giữ được sự bền bỉ để theo đuổi ước mơ. Mỗi khi bạn muốn từ bỏ gì đó, hãy thay đổi những việc bạn hay làm một chút. Nếu vẫn đang vật lộn với công việc ở chỗ làm, hãy thử làm mới cuộc sống bằng cách học vài món ăn thú vị hay thử một môn thể thao mới.

    E: Elevate yourself (Nâng cấp bản thân)

    Nhà tâm lý học Abraham Maslow đã tìm ra 2 nhu cầu cơ bản của con người là cảm giác được thuộc về đâu đó và cảm giác được trân trọng. Nếu bạn đang áp dụng công thức ENGAGE này, bạn sẽ thấy nhu cầu này hiển hiện khá rõ ở nhiều người.

    Điều này nghe có vẻ khó nhưng để trở thành một người thành công, chẳng hạn như một lãnh đạo được mọi người yêu mến thì việc bạn cần làm đôi khi lại là những thứ nhỏ nhặt như chú ý nói lời cảm ơn khi cần hay công nhận những thành tích tốt của cấp dưới hay chỉ đơn giản là một lời khen đúng nghĩa.

    Tôi cũng nhận ra rằng giúp đỡ các sinh viên của mình cũng là một cách để tôi học hỏi từ họ và hiện nay, khi những sinh viên này đã trở thành chuyên gia trong những lĩnh vực riêng của họ thì tôi lại có cơ hội học hỏi lại từ họ.

    Hãy bắt đầu nâng cấp cuộc sống của mình bằng cách trân trọng nỗ lực và cố gắng của mọi người và giúp đỡ những người bạn có thể.

    Kết

    Công thức ENGAGE sẽ giúp bạn tìm ra con đường dẫn đến thành công. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là động lực và sự bền bỉ từ chính bạn trên con đường khám phá những giá trị và tiềm năng của bản thân.

    Tham khảo CNBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày