Bài học hơn 100 năm của “công thần lập quốc” Nhật Bản vẫn còn nguyên giá trị đối với Samsung
Xu hướng hướng toàn cầu hóa tạo nên một Samsung hùng mạnh nhưng cũng khiến hình ảnh công ty xấu đi trong mắt công chúng Hàn Quốc.
Sự tồn tại của Samsung gắn liền với Hàn Quốc. Lee Yae-yong, Phó chủ tịch công ty đã khẳng định như vậy cách đây hơn 20 năm khi ông còn theo học tại Đại học Keio, Nhật Bản.
Samsung từng là nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu và sau đó trở thành công ty đa quốc gia. Nhưng theo Lee Yae-yong, vị thế của hãng dễ bị tổn thương nếu nền kinh tế Hàn Quốc lung lay.
Lee Jae-yong của Samsung, đúng, trả lời câu hỏi trong một cuộc điều tra của nghị viện vào tháng 12 năm 2016. © Reuters
Theo thời gian, ông đã thay đổi quan điểm của mình. “Không còn một Samsung tồn tại nhờ vào Hàn Quốc”, Lee nói cách đây 10 năm trong lúc làm “trợ tá” cho cha mình và từng bước nắm bắt mọi thứ cho công cuộc chuyển giao quyền lực thế hệ thứ ba của tập đoàn Samsung.
Nhìn vào khoản tiền kiếm được của công ty có thể thấy, Lee đã đúng. Doanh thu từ nước ngoài tăng lên mức 80% tổng thu nhập của hãng một thập kỷ qua, con số này năm 2000 là 50%. Chưa hết, gã khổng lồ xứ Kim Chi còn muốn phấn đấu đạt tỷ lệ nguồn thu nước ngoài chiếm 90% tổng doanh thu.
Vốn hóa thị trường tăng cao giúp Samsung thực hiện tham vọng toàn cầu hóa và tăng cường sự hiện diện ở nước ngoài. Nhưng có ý kiến cho rằng, chính điều này làm nảy sinh trong xã hội Hàn Quốc tâm lý chống lại gã khổng lồ điện tử.
Người dân có cái nhìn thiếu thiện cảm với các chaebol
Samsung đứng đầu những chaebol góp phần định hình nền kinh tế Hàn Quốc với doanh số chiếm 12% tổng sản phẩm quốc nội. Tập đoàn cũng góp 12% tổng thuế cả nước. Nhưng không phải tất cả người dân “Đại Hàn” đều biết ơn công ty.
Dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 3%, bóng ma thất nghiệp vẫn đeo bám 10% thanh niên nước này. Nhiều sinh viên không có “đất dung thân” khiến người dân ví von như đang sống trong “địa ngục Joseon”.
Trong khi, dù tiếp tục tăng trưởng nhưng Samsung đã đạt tới giới hạn khả năng tạo thêm việc làm. Mối quan hệ thắm thiết giữa các chaebol với chính phủ từ lâu trở thành vấn đề xì xào. Khi nền kinh tế vững mạnh, người ta gần như bỏ qua, nhưng lúc khó khăn thì sai lầm của giới tinh hoa lộ diện khiến dân chúng mất kiên nhẫn.
Mọi thứ bắt đầu lớn chuyện vào năm 2014, lúc con gái của chủ tịch Korean Air Lines yêu cầu máy bay dừng lại dù chuẩn bị cất cánh tạ đường băng Kennedy, New York chỉ vì không hài lòng với một tiếp viên hàng không. Công chúng Hàn Quốc phẫn nộ trước hành động được cho là “trịnh thượng” của thiên kim tiểu thư nhà Cho Yang Ho.
Bài học từ “nhà lập quốc” Nhật Bản
Chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers năm 2008 đẩy thế giới vào cơn khủng hoảng trầm trọng và đã dẫn tới phong trào “Chiếm đóng phố Wall” năm 2011.
Giờ đây, người ta lại nhớ đến bài học mà một trong những công thần lập quốc Nhật Bản Eiichi Shibusawa (1840-1931) từng làm được. Ông được cho là cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật, góp phần đưa đất nước từ khủng hoảng, phân hóa xã hội sâu sắc phát triển thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Trong phong trào “phú quốc cường binh” thời Minh Trị, Eiichi Shibusawa đã đề xuất mô hình công ty cổ phần và giúp tạo ra tới hơn 500 công ty. Ông cũng là người ủng hộ toàn cầu hóa. Năm 1920, khi làn sóng chống người nhập cư Nhật tại Mỹ tăng cao, Shibusawa đã kêu gọi “cộng sinh” giữa các công ty Nhật và Mỹ để theo đuổi nguyên tắc hai bên cùng phát triển.
Nhưng Shibusawa không bỏ mặc dân chúng nơi quê nhà. Ông ví Tokyo như đầu tàu và vùng nông thôn là thân thể, đồng thời cảnh báo huyết mạch nền kinh tế sẽ sụp đổ nếu không đảm bảo sự thông suốt. Ông ủng hộ mạnh mẽ việc phát triển kinh tế địa phương.
Đáp lại lời kêu gọi đó, Ukichi Kishi (1839-1910) đã lập nên một ngân hàng, một công ty điện lực, một công ty đường sắt và nhiều doanh nghiệp khác để xây dựng lại thành phố quê hương mình. Nhờ thế, ông được mệnh danh là “Shibusawa của Nagaoka”.
Nếu có thể đưa ra lời khuyên cho Samsung, Eiichi Shibusawa chắc chắn sẽ khuyến khích hãng tiếp tục theo đuổi toàn cầu hóa. Nhưng ông sẽ không quên nhắc nhở công ty phải nhớ về dòng máu Hàn Quốc để giúp đỡ người dân.
Eiichi Shibusawa luôn ý thức về sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. “Ngay cả khi các nhà quản lý doanh nghiệp trở nên siêu giàu, họ cũng không thể được gọi là thành công nếu số người nghèo trong xã hội còn lớn”, Shibusawa từng nói.
Sau khi Shibusawa qua đời, các doanh nhân Hàn Quốc đã dựng một bức tượng ở Seoul để tưởng nhớ ông. Thú vị thay, đài kỷ niệm xưa kia đứng đúng vị trí mà khách sạn Shilla của Tập đoàn Samsung dựng lên ngày nay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập
Meta đang gặp sự cố ngừng hoạt động lớn trên tất cả các nền tảng của mình, bao gồm Facebook, Instagram, Threads, Messenger và WhatsApp.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời