Bài học từ chuyện đi muộn 2 phút của CEO Dropbox: Nếu chỉ biết đưa ra luật nhưng không tuân thủ theo nó, bạn chỉ là kẻ đạo đức giả!
Khó chịu vì nhân viên của mình liên tục đi muộn, CEO Dropbox quyết định mở cuộc họp với toàn bộ nhân viên và rồi chính anh trở thành người duy nhất đến muộn trong buổi họp đó.
Gần đây, câu chuyện được giám đốc điều hành của Dropbox Drew Houston chia sẻ đã gợi ra những bài học quý giá về sự quan trọng của việc đúng giờ trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Houston nhận thấy rằng trong một vài năm điều hành công ty, ông cảm thấy khó chịu khi mọi người đi làm vào gần… giờ nghỉ trưa! Vì vậy, ông đã mở một cuộc họp toàn công ty để giải quyết vấn đề này.
Ngày hôm sau, Houston đã gặp khó khăn trong việc tìm một chiếc taxi để đến công ty, và kết cục là ông đã đến buổi họp trễ 2 phút. Lúc đó, ông thật sự không nghĩ nhiều về chuyện này. Dù sao cũng chỉ có 2 phút thôi mà.
Sau cuộc họp, một đồng nghiệp kéo Houston để nói chuyện. Người đồng nghiệp nói với giọng điệu khá thất vọng:
“Tôi không thể tin được việc anh vừa làm đấy.”
Bài học từ người làm lãnh đạo
Nhưng Houston không nghĩ rằng mọi chuyện lại đi xa đến vậy. Chỉ là hai phút thôi mà, ông thầm nghĩ. Sau đó ông tự nghiệm lại vấn đề:
“Thật ra anh ấy không hề khó chịu vì mình đã đi trễ hai phút. Có lẽ anh ta sẽ cho mình là một tên đạo đức giả chỉ biết đưa ra luật nhưng không hề tuân thủ theo nó. Và điều đó khiến anh ta nghĩ rằng mình đã không tôn trọng những người đồng nghiệp khác. Đây mới đúng là những gì anh ta đang muốn nói với mình. Vấn đề không nằm ở hai phút hay là chiếc taxi.”
Houston sau cùng cũng đã nhận ra rằng ai cũng có thể đặt bút (hoặc bàn phím để gõ) những câu từ trau chuốt về văn hóa và giá trị của công ty theo ý muốn của mình. Nhưng mọi người sẽ chú ý nhiều hơn về bạn ở tư cách là một nhà lãnh đạo. Nhiều người sẽ để ý đến nền tảng giáo dục, địa vị và thậm chí những thành tựu trước đây của mình khi cố gắng xác định như thế nào là một người đứng đầu hiệu quả.
Nhưng sự tôn trọng thực sự không phải là sự phân phát vô tội vạ, mà nằm ở cách bạn đạt được nó như thế nào. Hãy nhớ rằng, nhân chi sơ tính bổn thiện. Ai sinh ra cũng muốn làm điều tốt cả, và hầu hết mọi người đều cần một ai đó để chỉ dẫn cho họ.
Để dễ hình dung, hãy giả sử rằng ai đó đứng trước mặt để hỏi đường bạn. Bạn hoàn toàn có thể chỉ cho họ một con đường và từng bước từng bước để đến được nơi họ muốn; Hoặc bạn cũng có thể vẽ cho họ một bản đồ hoàn chỉnh với đầy đủ tên đường và những địa danh phổ biến.
Nhưng thật ra bạn cũng có thể trả lời rằng:“Ôi chỗ bạn cần đến thật sự không quá xa xôi. Hãy đi theo và tôi sẽ dắt bạn đến đó.”
Bạn nghĩ xem phương pháp nào hiệu quả nhất?
Những sứ mệnh, giá trị và văn hóa của một công ty có thể đang là “mốt”, nhưng nó sẽ hoàn toàn vô dụng nếu như những người lãnh đạo không làm theo những gì họ đặt ra. Nếu bạn thực sự muốn truyền cảm hứng đến mọi người, hãy quên đi chuyện khuyên họ nên làm gì. Thay vào đấy, hãy tập trung vào chỉ ra hướng đi đúng đắn cho mọi người. Và tôi dám cá rằng họ sẽ nghe theo sự hướng dẫn ấy.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI