Bán 1,5 triệu kg nông sản qua các nền tảng video, cô nông dân 37 tuổi giúp vùng quê Trung Quốc thoát nghèo chỉ sau 1 năm
Không ít nông dân Trung Quốc đã giàu lên nhanh chóng nhờ nắm bắt được xu hướng và thói quen của thị trường qua Internet.
- Trung Quốc: Lắp 4339 camera an ninh để ngăn chặn nông dân đốt rơm gây ô nhiễm môi trường
- Chỉ với smartphone và internet, nông dân Đồng Tháp có thể tự lên đời xoài Cát Chu thành "xoài blockchain", người tiêu dùng 5 châu đều dễ dàng truy xuất nguồn gốc
- Chuyên dùng Hoverboard để "ship" rau, nữ nông dân nổi như cồn trên mạng xã hội Trung Quốc
Một người phụ nữ ở vùng quê xa xôi phía nam Trung Quốc đã phá vỡ khuôn mẫu truyền thống của ngành nông nghiệp nhờ sức mạnh của Internet.
Với những video gần gũi về cuộc sống làng quê, cô nông dân họ Gan, 37 tuổi, đã trở thành người nổi tiếng nhất Linh Sơn, Quảng Tây. Gan vốn là nông dân chuyên canh tác rau quả, quảng cáo và bán chúng qua những video đăng tải lên Internet 2 - 3 lần mỗi tuần, gồm cả việc bếp núc và đồng áng.
"Trong quá khứ, nông dân phải trực tiếp mang sản phẩm đến chợ quê cách hàng chục cây số từ nửa đêm", Gan nói với SCMP. "Họ phải đợi hàng tiếng trước giờ họp chợ, phải chấp nhận việc bị con buôn ép giá..."
"Hiện tại, thông qua nền tảng của tôi, nông dân trong khu vực có thể dễ dàng bán cây trái với giá cao".
Với những video gần gũi về cuộc sống làng quê, cô nông dân họ Gan, 37 tuổi, đã trở thành người nổi tiếng nhất Linh Sơn, Quảng Tây
Có khoảng 2 triệu người hâm mộ trên các nền tảng video phổ biến tại Trung Quốc như Toutiao và Ixigua, khoảng 700 video dài 5 phút của Gan đã thu hút tổng cộng 400 triệu views. Năm ngoái, đội ngũ của Gan thu về khoảng 1,46 triệu USD.
Kỳ tích của cô nông dân mới bắt đầu từ năm ngoái, khi Gan bắt đầu đăng tải một số video ngắn về cuộc sống nông thôn. Không chỉ khéo léo hướng người xem đến những sản phẩm nông nghiệp, cô còn mượn danh tiếng trên Internet của bản thân để đóng góp cho kinh tế địa phương.
Cô nông dân và Internet đã hồi sinh nền kinh tế của vùng quê phía nam Trung Quốc như thế nào?
Dù nổi tiếng là vựa trái cây chất lượng với vải, cam xoài, nhãn... Nhưng nông dân ở đây chẳng kiếm được nhiều từ sản phẩm nông nghiệp. Chưa kể, nơi đây còn "nổi tiếng" vì điều kiện giao thông, đường xá quá tệ hại.
Mọi thứ bỗng thay đổi chóng mặt từ mùa thu năm ngoái: 1,5 triệu kg trái cây đủ loại của nông dân địa phương đã được bán sạch sẽ qua cửa hàng trực tuyến của Gan. Điều này đơn giản nhờ tiện ích được chèn vào cuối video.
Ý tưởng này đến từ cháu trai của Gan. Thậm chí, họ đã lên kế hoạch mở rộng diện tích vườn cây ăn quả để đáp ứng đủ nhu cầu của năm tới. Trên video của Gan, bình luận khen ngợi chỉ chiếm số ít, còn lại chủ yếu hỏi còn hoa quả để mua không?
Làm hình ảnh tốt cộng với chất lượng trái cây đảm bảo, Gan đã giúp người dân ở Linh Sơn, Quảng Tây quẳng gánh nỗi lo ép giá
Sự thành công của Gan đã khiến nhà chức trách địa phương chú ý, cơ bản vì nhiều năm qua, họ phải nhọc nhằn chống lại suy thoái kinh tế to đặc trưng vùng. Theo Qinzhou Daily, chính quyền địa phương đã mạnh dạn đầu tư 15 triệu tệ để xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ mở rộng mô hình thương mại điện tử của Gan.
Nhà chức trách thường xuyên ghé thăm nhà Gan để học hỏi cách làm. Đăng tải thành quả của cô lên website nhà nước. Quan chức và người dân Quảng Tây đều coi Gan như quý nhân phù trợ.
Cô nông dân ngày nào giờ rất có tiếng nói, thậm chí còn được cấp quyền thuê đất làm nhà kho công nghệ cao, tăng thời gian bảo quản và phân phối cho nông sản.
Mỗi khi nhận được đơn hàng, cô sẽ thông báo cho nông dân địa phương về chủng loại cũng như số lượng được yêu cầu. Thu hoạch xong, nông sản tập trung về kho của Gan, nơi nó được sơ chế và đóng gói để gửi đi.
Riêng việc phân loại và đóng gói nông sản, Gan phải thuê từ 50 - 150 nông dân liên tục làm việc mỗi ngày.
"Cuộc sống ở đây đã thay đổi rất nhiều", Gan nói. "Trước kia nông dân thường bê trễ, giờ họ đã có động lực để canh tác thật tận tâm. Họ đã dạy sớm hơn, chăm chỉ và có trách nhiệm hơn"
Trước khi trở thành ngôi sao Internet, Gan sống cuộc sống bình thường ở vùng quê với việc đồng áng, bếp núc, chăm con và cha mẹ già.
Trở về quê vào năm 2008 sau khi lấy người chồng cũng là dân lao động ở Quảng Tây. Cô không muốn bỏ lũ trẻ ở quê trong khi tới thành phố bươn trải như những người khác.
Trương, người cháu đã đưa ra ý tưởng kinh doanh qua Internet cho Gan, hiểu được tiềm năng của ngành công nghiệp này và muốn đem nó về quê.
Ban đầu, Trương tìm kiếm một "cô gái trẻ đẹp, biết nhảy và hát" để làm video. Tuy nhiên, chẳng cô nào ở quê tin tưởng anh chàng vì sợ bị lợi dụng.
Kiếm mãi không ra, Gan lại vô tình trở thành nhân vật chính trong các video, không nhảy cũng không hát theo trends, cô chỉ cặm cụi làm việc, thi thoảng nhìn vào camera nhoẻn miệng cười. Chẳng ai ngờ, khuôn mặt phúc hậu và nụ cười hiền lành của cô nông dân đã trở thành cú hit, giúp nhiều người thay đổi cuộc sống.
Người hâm mộ của Gan phần lớn là lao động nhập cư hoặc dân thành phố, họ đều có nỗi nhớ da diết hoặc tò mò về cuộc sống thuần nông.
Hạ, một cô giáo trung học ở Thượng Hải, chia sẻ rằng video của Gan giúp cô thư giãn sau giờ lên lớp căng thẳng.
"Tôi xem rất nhiều video của cô nông dân này, tôi tin cô ấy là người tốt và thật thà".
"Làng quê của cô ấy thật đẹp, có vườn lan, ruộng rau, hồ cá và gà, vịt... Đó là nơi tôi mơ ước được đặt chân tới".
Gan chia sẻ, cô không quen lắm với việc nổi tiếng và được chú ý. Tuy nhiên, viễn cảnh tốt đẹp đang được tạo ra khiến cô tiếp tục cố gắng.
"Tôi không quen với việc bị người lạ nhận ra", cô nói. "Họ chào tôi nhưng nói thật là hơi ngại".
"Nhưng tôi thấy vui vì nông dân địa phương có thể kiếm được nhiều hơn, họ sẽ không phải bỏ lên thành phố lao động nữa. Họ có thể ở với con cái và nhìn chúng lớn lên".
Theo SCMP
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"