Quay trở lại những ngày khi Thế Chiến thứ 2 chạm đến cao trào, dầu khí lúc đó không ngạc nhiên trở nên khan hiếm, và người ta đã phải thay thế nó bằng những loại nhiên liệu phi truyền thống. Và những kẻ đi đầu về công nghệ trong cuộc chiến này, luôn luôn là người Đức.
Bộ máy chiến tranh của Đức Quốc Xã đã sáng chế ra chiếc P13, một loại máy bay chạy bằng...than đá. Về cơ bản người ta có một chiếc rổ lưới kim loại đầy than đá được đính kèm đằng sau ống thông gió, nơi những viên than này được đốt cháy bằng một lò gas.
Niềm hy vọng cuối cùng lực lượng Luffwaffe - Không lực Đức Quốc Xã là trang bị các máy bay chiến đấu nhanh hơn và mang đến nhiều chết chóc hơn; đây là cách duy nhất để đối chọi lại với những máy bay ném bom hạng nặng của quân Đồng Minh. Máy bay chiến đấu thì vừa dễ chế tạo vừa rẻ nếu so sánh với các loại máy bay lớn hơn.
Hầu hết tất cả các kế hoạch cải tiến máy bay chiến đấu đều tuân theo các nguyên tắc đơn giản: rẻ, nhanh, chế tạo dễ dàng, và rất nhiều hoả lực; thậm chí đến cả Tiến sỹ Lippisch, người chế tạo ra P13, cũng đồng ý với những nguyên tắc này trong những chương cuối của cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.
Lippisch P-13A.
Chiếc máy bay này chưa bao giờ được phát triển xa hơn phiên bản thử DM-1. Sau khi chiến tranh kết thúc, Lippisch bắt đầu làm việc với nhà sản xuất máy bay Mỹ Convair.
Với sự cộng tác này, họ đã đi đến việc sản xuất ra chiếc XF-92, là tiền thân của máy bay đánh chặn F-102 Delta Dagger và đời sau của nó, F-106 Delta Dart. Bạn sẽ nghĩ gì nếu tôi nói với bạn rằng Chính phủ Mỹ đã công bố tài liệu mật mà trong đó chỉ ra rằng P13a đã thực sự được chế tạo trong quá khứ, và là chiếc máy bay đầu tiên đạt vận tốc siêu âm? Khá sốc phải không? Còn bây giờ, hãy cùng nhìn vào bản thân chính chiếc P13a này.
P13a là một chiếc máy bay tuyệt mật; một chiếc máy bay đánh chặn cánh tam giác, động cơ dòng thẳng (ramjet-powered delta wing interceptor), được thiết kế bởi Tiến sỹ Alexander Lippisch dành cho Đức Quốc Xã. Chiếc máy bay này được cho là chưa bao giờ hoàn thành, tuy nhiên đã được thử nghiệm với hầm gió (wind tunnel), và qua đó chứng tỏ rằng nó có thể chạy hoàn hảo ở tốc độ Mach 3 ( tốc độ gấp 3 lần tốc độ âm thanh)
Than đá dùng để tiếp nhiên liệu cho máy bay ở dưới dạng hột nhỏ thay vì các tảng lớn. Vì thế nên chúng có thể được điều khiển và đốt cháy một cách cân bằng; chiếc rổ cũng được biến đổi trở thành một màng lưới để nó có thể xoay theo trục thẳng đứng. Chiếc máy bay phản lực có thể bắn lửa vào rổ một khi chiếc P13a đạt tốc độ cần thiết.
Luồng khí đi qua dòng thẳng được thu nạp vào và trộn lẫn với không khí sạch từ các nguồn khác. Sau đó nó được truyền thẳng vào ống hình phễu để đưa ra ống phụt tổng đẩy (rear nozzle) nhằm cung cấp phản lực cho máy bay. Buồng đốt (burner) và ngăn đệm giữa (drum) được thiết kế và thử nghiệm ở Vienna, Áo thậm chí trước cả khi cuộc chiến tranh kết thúc.
Không ai biết dạng vũ khí nào đã được lắp đặt trên chiếc máy bay. Do pháo Mk 103 quá nặng, nên có vẻ như việc gắn thêm hai khẩu súng máy caliber cỡ lớn là giả thiết hợp lý nhất. Chiếc máy bay sẽ được làm từ gỗ, gỗ dán và hệ thống ống thì là bằng thép.
Thậm chí ngay kể cả nguyên mẫu DM-1 còn chưa hoàn thiện khi cuộc chiến kết thúc, tuy nhiên khi nó được thu giữ bởi quân đội Hoa Kì, họ đã chỉ huy cho đội của Lippisch cải tiến nó. Ngay khi hoàn thành nó đã được lực lượng không quân mạnh nhất hành tinh này sử dụng, sau một thời gian thử nghiệm và cho kết quả khả quan.
Những bài học thu được từ chiếc máy bay này thậm chí còn được tích hợp vào các nghiên cứu về máy bay của NASA trong những năm 1950 và kể cả sau đó nữa.
Tham khảo: The Vintage News
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"