Bạn đã nhìn thấy khẩu súng máy đầu tiên của Nhật Bản với cách nạp đạn như xay thịt?

    PnM,  

    Điểm độc đáo của loại súng này là nó có thể nạp đạn mà không cần phải tháo hộp đạn ra khỏi súng, tức là nạp đạn khi súng đang hoạt động.

     Súng máy đầu tiên của Nhật – Type 11

    Súng máy đầu tiên của Nhật – Type 11

    Sau cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), giới quân sự Nhật Bản nhận thấy nhu cầu về một loại súng máy gọn nhẹ để yểm trợ cho bộ binh. Các cố vấn quân sự cấp cao của nước này sau khi đi thị sát ở các nước Tây Âu trong chiến tranh thế giới thứ nhất trở về lại càng hối thúc hiện thực hóa ý tưởng về súng máy bộ binh. Nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo loại súng máy có trọng lượng nhẹ, dễ dàng mang vác bởi các nhóm bộ binh đã được giao cho Cục kỹ thuật quân đội Hoàng gia.

    Nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng Nambu Kijiro chính là cha đẻ của khẩu súng máy đầu tiên của Nhật Bản. Sản phẩm của ông được đặt tên là LMG (Light Machine Gun – súng máy hạng nhẹ) Shiki 11 để đánh dấu năm nó được chế tạo là năm thứ 11 của triều đại thiên hoàng Taishō (năm 1922 theo lịch quốc tế). Đây là loại súng máy hạng nhẹ đầu tiên được sản xuất hàng loạt của Nhật Bản và là loại súng máy cũ nhất từng được sử dụng trên mặt trận Thái Bình Dương.

    Shiki 11 được thiết kế dựa trên khẩu súng máy Hotchkiss đã được sửa đổi của Pháp với hệ thống làm mát bằng không khí, thiết kế nạp đạn bằng khí nén và sử dụng chung loại đạn 6.5x50 mm Arisaka với súng trường bộ binh Shiki 38.

    Điểm độc đáo của loại súng này là nó có thể nạp đạn mà không cần phải tháo hộp đạn ra khỏi súng, tức là nạp đạn khi súng đang hoạt động. Không giống như dây đạn hay hộp đạn của các loại súng khác, Shiki 11 có hộp đạn gồm 6 ngăn, mỗi ngăn chứa 5 viên đạn. Hộp đạn nằm ở bên trái của súng, và nạp đạn bằng cách ấn từ trên xuống giống như cho thịt vào máy xay. Mỗi khi một ngăn đạn hết đạn nó sẽ tự động bị đẩy xuống và ngăn phía trên nếu có đạn sẽ thế chỗ. Người bắn thực hiện thao tác nạp đạn vào bất kỳ thời điểm nào, ngay cả trong khi đang bắn.

    Tuy vậy, thiết kế hộp đạn mở của Type 11 lại cũng chính là điểm yếu của nó. Bụi và cát rất dễ lọt vào gây kẹt đạn, và ở môi trường nhiều bùn đất hay bụi bặm thì loại súng này gần như không thể sử dụng được. Điều này khiến Type 11 bị thất sủng trong mắt của quân lính Nhật Bản. Một điểm yếu khác là khi hộp đạn được nạp đầy thì súng bị mất cân bằng và bị nghiêng sang bên trái.

    Trên tay và bắn thử súng máy LMG Type 11

    Kể từ khi được đưa vào phục vụ đến lúc bị ngừng sản xuất vào năm 1941 tổng cộng đã có 29000 khẩu súng máy hạng nhẹ Type 11 được chế tạo. Thậm chí trong đại chiến thế giới lần thứ hai nó vẫn chiến đấu bên cạnh loại súng máy chủ lực lúc bấy giờ là Type 96/Type 99 với kiểu nạp đạn truyền thống hơn và sử dụng loại đạn mạnh hơn là Arisaka 7,7 × 58 mm.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ