Bán hàng online hết thời khiến Alibaba mất ngôi vua TMĐT, buộc phải ‘trảm tướng’ để cạnh tranh với Temu và TikTok Shop
Sự trỗi dậy của bán hàng livestream đã khiến Alibaba mất ngôi vua TMĐT ở Trung Quốc, qua đó phải bất ngờ thay thế một trong những "công thần" từng cùng Jack Ma thành lập nên công ty từ năm 1999 nhằm chuyển mình khỏi TMĐT online truyền thống vốn đang thoái trào.
- Alibaba thay tướng, đích thân CEO trực tiếp phụ trách bộ phận kinh doanh chủ chốt
- Cú vạ miệng giá trăm tỷ USD của Jack Ma: Khiến Alibaba quay lại vạch xuất phát sau 24 năm, giá cổ phiếu giờ chỉ bằng lúc IPO, nhân viên 'lo lắng, bối rối'
- Founder startup xe điện đầu tiên ngồi tù: Kết đắng cho kẻ bơm thổi cổ phiếu bằng loạt phát ngôn sai sự thật, hút tiền đầu tư dù chưa hề sản xuất mẫu xe nào
- Dùng iPhone 15 Pro Max? Đây là phụ kiện nên mua ngay vì một lý do này
- Đến Bill Gates cũng phải thừa nhận chưa biết tận dụng AI để tối ưu công việc
Hãng tin Bloomberg cho hay tập đoàn Alibaba đã bất ngờ thay thế giám đốc điều hành mảng thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời thành lập một công ty giám sát tài sản đầu tư của mình trên toàn cầu. Đây được cho là động thái mới nhất của Alibaba nhằm lấy lại vị thế của mình trước thành công rực rỡ của Temu và Shein trên đất Mỹ.
Cụ thể, CEO Eddie Wu của Alibaba sẽ thay thế Trudy Dai để kiêm nhiệm giám đốc mảng thương mại điện tử với 2 nền tảng chính là Tmall và Taobao. Quyết định này đã gây bất ngờ khi Trudy Dai là một trong những "cựu thần" cũng nhà sáng lập Jack Ma gây dựng nên Alibaba từ năm 1999.
Xin được nhắc rằng mảng TMĐT do Trudy Dai lãnh đạo đã đem về hơn 40% doanh thu cho Alibaba trong năm vừa qua.
Bản thân Trudy Dai sẽ chuyển sang nhiệm vụ mới là xây dựng một công ty quản lý tài sản toàn cầu với mục tiêu xây dựng nền tảng TMĐT tại các thị trường quốc tế nhằm đối trọng với đà phát triển của Temu và Shein.
Trên thực tế, Alibaba cũng đã đầu tư kinh doanh rất nhiều ở nước ngoài, từ mảng bán lẻ cho đến giải trí và công ty mới dự kiến sẽ thâu tóm toàn bộ quyền lãnh đạo của những thực thể này. Tuy nhiên phía Alibaba không nêu rõ chi tiết họ sẽ hợp nhất những mảng nào.
Chuyển mình
Theo Bloomberg, động thái trên của Alibaba là bước chuyển mình đầu tiên của tập đoàn sau vô số rắc rối làm trì trệ đà phát triển suốt vài năm qua. Cú vạ miệng của nhà sáng lập Jack Ma đã khiến tập đoàn gặp rắc rối với cơ quan quản lý để rồi mất dần vị thế vào tay nhiều đối thủ.
Bằng chứng rõ ràng nhất là sự trỗi dậy của Temu (PDD) và Shein trên đất Mỹ đã thách thức uy quyền của Alibaba trong mảng TMĐT truyền thống. Đó là chưa kể sự trỗi dậy của Tiktok Shop cùng trào lưu bán hàng livestream đang cực kỳ thịnh hành trong giới trẻ.
Mô hình kinh doanh trực tuyến phi truyền thống của Temu và Shein khi nhập thẳng hàng từ nhà máy ở Trung Quốc để bán cho thị trường Mỹ thông qua nền tảng TMĐT không chỉ làm chấn động các doanh nghiệp Phương Tây như Amazon hay Walmart mà còn khiến nhiều hãng như Alibaba phải "sáng mắt".
Mặc dù mô hình lập các trang TMĐT tĩnh như một khu chợ online cho các người mua-bán giao dịch của Alibaba vẫn tồn tại nhưng chúng đang tỏ ra kém hiệu quả về giá cả và sức hút so với những kiểu bán hàng trực tuyến mới ngày nay.
Việc bán hàng livestream trên các nền tảng Tiktok Shop ngày càng thu hút giới trẻ khỏi các trang TMĐT truyền thống như của Alibaba thậm chí đã khiến chính nhà sáng lập Jack Ma phải lên tiếng đề nghị ban lãnh đạo nên "thay đổi tư duy" để thích nghi với sự biến động của thị trường.
Ngay cả nhà sáng lập Richard Liu của JD.com, đối thủ của Alibaba cũng đồng quan điểm khi cho rằng ngành TMĐT đang đối mặt với một sự thay đổi lớn với tính cạnh tranh ngày một cao.
"Chúng tôi cần phải thay đổi nếu không sẽ chẳng còn đường sống nào cho công ty", ông Liu cho biết.
Giá cổ phiếu của JD.com đã giảm hơn 50% từ đầu năm đến nay trong khi con số này là giảm 19% với Alibaba. Trái lại, cổ phiếu của PDD lại tăng 75% nhờ thành công rực rỡ từ Temu trên đất Mỹ.
Thậm chí trong tháng 12/2023, tổng mức vốn hóa thị trường của PDD đã vượt qua Alibaba lần đầu tiên để trở thành hãng TMĐT lớn nhất Trung Quốc.
Cựu vương
Hãng tin Bloomberg nhận định CEO Wu của Alibaba dù mới lên nhậm chức được 1 tháng nhưng đã tích cực cải tổ lại bộ máy tập đoàn sau quãng thời gian dài đình trệ.
Đồng quan điểm, chuyên gia Li Chengdong của Viện nghiên cứu Haitun cho rằng Alibaba đang cố gắng chia tách các mảng kinh doanh để trở nên gọn nhẹ hơn trước khi chính thức bước vào cuộc quyết đấu mới giành lại ngôi vương TMĐT.
"Alibaba đang xử lý những gánh nặng và chia tách các mảng kinh doanh không phải trọng tâm để sẵn sàng bước vào cuộc chiến", ông Chengdong nhận định.
Theo Bloomberg, tập đoàn Alibaba từng là một trong những hãng công nghệ giá trị nhất Trung Quốc thì nay đang thua toàn diện trên nhiều mặt trận. Mảng trò chơi điện tử (game) và mạng xã hội của hãng đang thất thế trước Tencent, trong khi TMĐT bị PDD mới chỉ 8 năm tuổi vượt mặt.
Đầu năm 2023, Alibaba công bố kế hoạch chia tách thành 6 phần nhằm tái cơ cấu lại bộ máy kinh doanh. Thế nhưng sau đó kế hoạch đã bị sửa đổi và CEO Daniel Zhang bị sa thải. Thậm chí kế hoạch niêm yết mảng điện toán đám mây trị giá 11 tỷ USD của Alibaba cũng bị rút lại bất chấp phàn nàn từ các nhà đầu tư.
Chủ tịch Joseph Tsai của Alibaba cho biết tập đoàn sẽ tái cơ cấu toàn diện lại từ đầu với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới, vốn đi lên từ những chức vụ nhỏ nhất của công ty và thấu hiểu được tình hình kinh doanh.
Hãng tin Bloomberg cho hay hiện Alibaba đang dồn lực tập trung giành lại vị thế với 2 mảng chính là TMĐT và điện toán đám mây. Đây là nguyên nhân chính khiến Alibaba rút lại kế hoạch chia tách mảng điện toán đám mây của mình như trước.
"Việc Alibaba tập trung vào 2 mảng chính sẽ dẫn đến việc bán nhiều bộ phận tài sản không liên quan để dồn nguồn lực tái cơ cấu", chuyên gia phân tích Willer Chen của Forsyth Barr Asia nhận định.
*Nguồn: Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín