Bạn không tin robot có thể chơi và ứng tấu nhạc? Hãy xem video này và nghĩ lại

    Nguyễn Hải,  

    Sau khi xem con robot này chơi và ứng tấu nhạc jazz, có lẽ đã đến lúc các nhạc sĩ con người nên lo lắng về tương lai nghề nghiệp của mình.

    Hơi nhún nhẩy cái đầu với các rãnh, lắc lư người khi muốn chơi những giai điệu phức tạp hơn, và đung đưa với theo giai điệu ứng tấu của nhạc jazz. Đó không phải thành viên của một ban nhạc jazz thường thấy, cho dù Shimon, một robot bốn tay chơi đàn mộc, được làm bởi Học viện Công nghệ Georgia cũng có thể nghe nhạc, ứng tấu và chơi nhạc cùng con người.

    Trong một buổi trình diễn tại Moogfest, một lễ hội công nghệ và âm nhạc kéo dài 4 ngày tại Durham, Bắc Carolina, Gil Weinberg, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm công nghệ Georgia về Công nghệ Âm nhạc, đã trình diễn công trình mà ông và phòng thí nghiệm của mình đã nghiên cứu suốt 12 năm qua. Đó là thành quả cho những nỗ lực của họ nhằm tăng cường khả năng sáng tạo của con người về robot.

    Điều đó có nghĩa là những robot như Shimon, sử dụng các chương trình học máy để đào tạo về lý thuyết âm nhạc, cùng hàng loạt các phong cách âm nhạc khác nhau, từ nhạc thính phòng cho đến dubstep, để có thể chơi bên cạnh con người trong các buổi trình diễn âm nhạc, tạo ra các hợp âm mà con người khó có thể đạt được bằng thể chất của mình.

     Robot Shimon và nhà nghiên cứu Gil Weinberg (ngoài cùng bên trái).

    Robot Shimon và nhà nghiên cứu Gil Weinberg (ngoài cùng bên trái).

    Nhưng nó cũng có thể cải thiện khả năng robot cho con người: Tại buổi hòa nhạc, Weinberg giới thiệu Jason Barnes, một tay trống bị mất phần dưới cánh tay phải của mình vài năm trước đây. Bằng các mối quan hệ của minh, Barnes đã gặp được Weinberg với hy vọng có thể chơi trống trở lại. Barnes cho biết anh chỉ muốn có một cánh tay giả, để tái tạo lại khả năng đánh trống. Nhưng Weinberg đã còn làm tốt hơn thế, khi ông tạo ra một cánh tay robot với hai que trống để anh có thể đánh trống với tốc độ 20 nhịp mỗi giây (tương đương kỷ lục thế giới hiện tại).

    Shimon hòa tấu cùng tay trống Jason Barnes với cánh tay robot.

    Barnes sau đó đã cùng Shimon và nhóm của Weinberg chơi một vài bài hát, và buổi trình diễn đã diễn ra tốt theo cách khá kỳ quái. Một tay trống đã chơi trống nhanh hơn và độ chính xác cao hơn bất cứ tay trống nào khác trên Trái đất, kết hợp với một robot chơi đàn mộc cầm, có thể ứng tấu như con người, và dường như chỉ dành cho buổi biểu diễn này mà thôi. Trên tất cả, Weinberg còn mang đến hai robot khác, được gọi là Shimi, hoạt động gần giống như các vũ công dự bị khi chúng có thể nhún nhẩy đầu và gõ chân theo nhịp khớp với nhạc.

     Shimi, các robot vũ công trong dàn nhạc của Weinberg.

    Shimi, các robot vũ công trong dàn nhạc của Weinberg.

    Hiện nhóm của Weinberg đang nghiên cứu về một cánh tay giả đeo được, để bất cứ ai khi sử dụng nó, có thể nghe được một nhịp và gõ trống theo nhịp đó. Các sinh viên của ông cũng có thể làm khả năng sáng tạo của Shimon thậm chí còn mạnh hơn nữa. Hiện họ đang nghiên cứu để hình dung ra điều gì sẽ xảy ra khi nạp cho Shimon một loại nhạc và yêu cầu nó chơi một loại nhạc khác, ví dụ như nạp nhạc Mozart cho con robot và yêu cầu nó chơi jazz theo phong cách của Thelonious Monk.

    Nhóm của Weinberg không phải là nhóm duy nhất nghiên cứu việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra âm nhạc và trợ giúp các nhạc sĩ. Ngay cả ở Moogfest, một nhóm các nhà nghiên cứu từ đội Watson của IBM đã cho thấy một khả năng mới trong hệ thống AI của họ, khi cho phép hệ thống này lấy một đoạn nhạc, lựa chọn một phong cách âm nhạc và tạo ra một đoạn nhạc hoàn toàn mới. Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể sớm đưa khả năng đến cho các nhà phát triển.

    Nhưng không giống như IBM hay các nhà nghiên cứu khác sử dụng hệ thống AI cho âm nhạc, nhóm của Weinberg đang nghiên cứu để xây dựng nên những con robot có thể chơi các nhạc cụ acoustic thật sự, hơn là các chương trình máy tính tạo ra các tiếng bíp theo giai điệu từ một chiếc loa.

    Giống như các nhạc sĩ thực sự, những người sử dụng ánh mắt và các cử chỉ để giao tiếp với các thành viên khác trong ban nhạc của họ, khi họ sắp đổi phím, bắt đầu đoạn điệp khúc, hay kết thúc bài hát, Shimon cũng có thể sử dụng các cử chỉ theo cách tương tự, và tìm kiếm cử chỉ phản hồi từ các thành viên khác. Weinberg cho biết nó có thể “nghe như một con người, và ứng tấu như một cỗ máy.”

    Clip thể hiện khả năng trình diễn nhạc jazz của Shimon.

    Có lẽ trong tương lai, các thế hệ nhạc sĩ đầy tham vọng sẽ phải tìm đến các robot như họ làm với con người ngày nay. Hay có lẽ nhờ vào công trình của Weinberg, tất cả chúng ta đều có thể trở thành các nhạc sĩ siêu nhân lai robot, ứng tác nhạc với tốc độ ánh sáng.

    Tham khảo Quartz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ