Bạn nên chấm dứt ngay 5 quan niệm sai lầm này về thực phẩm

    zknight,  

    Có phải cứ dầu thực vật là sẽ tốt cho sức khỏe?

    Đã từ lâu, chúng ta được nghe rất nhiều lời khuyên liên quan đến thực phẩm. Nhiều trong số đó đã trở thành niềm tin trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, liệu tất cả những gì bạn học được về thực phẩm đều đúng đắn?

    Có phải cứ dầu thực vật là sẽ tốt cho sức khỏe, thực phẩm tươi sống là tốt hơn thực phẩm đông lạnh? Hóa ra, cho đến tận ngày nay, nhiều người trong chúng ta vẫn có những quan niệm sai về thực phẩm.

    Dưới đây là 5 trong số những sai lầm phổ biến nhất:

    1. Ăn rau sống thì tốt hơn là nấu chín – Sai.

    Đúng là rau sống có thể giữ được nồng độ cao hơn vitamin so với khi nấu chín. Nhưng lấy lý do này để nói rằng rau sống tốt hơn rau chín là sai lầm. Chỉ khi rau được nấu chín, lớp xenluloza khó tiêu hóa mới có thể bị phá vỡ. Điều này giúp chúng ta gấp thụ được các chất dinh dưỡng trong rau một cách hiệu quả hơn.

    Một số loại rau được chứng minh là có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sau khi nấu chín bao gồm: cà rốt, bắp cải, nấm, rau chân vịt và cà chua. Thêm vào đó, khi được nấu chín, hệ tiêu hóa sẽ dễ dàng xử lý các chất xơ hơn.

    2. Mọi loại dầu thực vật là nguồn chất béo lành mạnh - Sai.

    Bạn tin rằng chỉ cần mua một chai dầu thực vật và sức khỏe của mình đã được bảo đảm? Có vẻ như bạn đang quá tin vào những lời quảng cáo. Trên thực tế, không phải loại dầu thực vật nào cũng lành mạnh. Chúng có thể chứa axit béo Omega-6, mà ở hàm lượng cao có thể gây viêm.

    Một số loại dầu thực vật khác như dầu hướng dương và dầu ngô chứa hàm lượng tương đối cao của andehyde. Hóa chất này thậm chí có liên quan đến ung thư.

    Nấu bạn thực sự muốn tìm một loại dầu thực vật tốt hơn, dầu oliu là lựa chọn thích hợp nhất. Nó chứa nhiều loại chất chống oxy hóa và đã được chứng minh giúp phòng chống ung thư. Thêm nữa, dầu oliu có hương vị tuyệt hơn các loại dầu thực vật khác.

    3. Không ăn carbohydrate sau 7 giờ tối – Sai.

    Làm sao mà carbohydrate có thể biết được lúc nào là 7 giờ tối? Niềm tin này dựa trên một lý thuyết cho rằng sự trao đổi chất của cơ thể sẽ chậm lại vào ban đêm. Nó có nghĩa là carbohydrate sẽ được chuyển thành chất béo. Mặc dù vậy, có rất ít cơ sở khoa học cho những kết luận này.

    Bạn chỉ cần lưu ý một điều rằng đừng ăn một bữa ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. Sẽ là một ý tưởng tồi với cái bụng đầy thức ăn và nằm xuống giường. Bạn có thể bị khó chịu, trào ngược và ức chế quá trình tiêu hóa.

    4. Đồ đông lạnh thì ít dinh dưỡng hơn đồ tươi sống – Sai.

    Đây là một quan niệm sai lầm phổ biến. Sản phẩm đông lạnh chắc chắn là giúp bảo quản tốt hơn các chất dinh dưỡng, so với những gì được quảng cáo là “tươi sống” đã ở trên kệ hàng nhiều ngày. Thêm vào đó, rau đông lạnh có ít nguy cơ sử dụng chất bảo quản hơn.

    Đối với một số sản phẩm giàu tinh bột như ngô hay đậu Hà Lan, đông lạnh giúp tinh bột không bị chuyển hóa thành đường. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp còn giúp giữ lại vitamin, chất xơ và khoáng chất khiến thực phẩm đông lạnh thậm chí còn “tươi” hơn thực phẩm tươi sống.

    5. Cơ thể xử lý tất cả các loại đường theo cùng một cách - Sai.

    Hằng ngày, chúng ta thường nghe nói rằng: “Carbohydrate sẽ được chuyển thành đường sau khi chúng ta ăn. Cơ thể thì không phân biệt bất cứ loại đường nào”. Trong khi đúng là các loại carbohydrate đơn cần phải ăn một cách điều độ, một trong số chúng (glucose) lại là nguồn nhiên liệu chính cho hầu hết các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, một điều nữa, bạn nên biết rằng ngay cả rau cũng chứa đường glucose.

    Fructose thì khác, chúng chiếm thành phần 1 nửa của đường ăn và được xử lý bởi gan. Fructose có liên quan chặt chẽ với bệnh béo phì, tiểu đường type 2, huyết áp cap, tăng cholesterol xấu và nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng khác.

    Theo Iquitsugar

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ