Bằng cách áp dụng kiến thức vật lý, cú sút phạt của Ronaldo và Bale đã trở nên vô địch
Bạn đã từng nghe tới Bend it like Beckham của nhiều năm vè trước. Nhưng trong nền bóng đá hiện đại, một cầu thủ đã "cách mạng hóa" toàn bộ "ngành đá phạt", cầu thủ đó là ai chắc bạn không thực sự thắc mắc.
Chúng ta không lạ gì với những cái tên như Crisiano Ronaldo hay Gareth Bale với những pha sút phạt thần thánh. Các anh là nghệ sĩ sân cỏ, không có ai bàn cãi điều đó. Nhưng còn một thứ nữa, nghề tay trái của các anh, đó là các nhà khoa học, mỗi tội là các anh không biết điều đó thôi.
Nhiều năm về trước, mỗi khi nói tới sút phạt, thì những cái tên như David Beckham hay Ronaldinho, Roberto Carlos được người ta nghĩ đến đầu tiên, tới thời điểm này thì các anh đã trở thành những huyền thoại không thể xô đổ của nền bóng đá loài người.
Trong thời đại bóng đá mới này, cái tên Cristiano Ronaldo lại mới là vua của nghệ thuật sút phạt. Dù thời điểm này, C7 không còn giữ được phong độ sút như thời kì đỉnh cao, ta vẫn nhớ tới anh như một tượng đài, một “nhà khoa học” đã cách mạng hóa “ngành sút phạt” của bóng đá đương đại.
"Bend it like Beckham", cụm từ chắc hẳn bạn đã nghe nhiều nếu như bạn là fan bóng đá.
Cùng đi ngược lại dòng lịch sử một chút. David Beckham, tượng đài sút phạt của bóng đá thập kỉ trước có cách sút phạt khác xa với Ronaldo: anh nghiêng trục người và sút, điều đó khiến cho trái bóng xoay theo hai trục khác nhau. Độ xoay lớn, khiến trái bóng có quỹ đạo bay trở nên cong và khó đoán hơn khi cắm xuống cầu môn.
Ronaldo lại có một phong cách khác, một kĩ thuật sút bóng được gọi là "Knuckle Shot" (Ronaldo gọi cú sút của mình là Tomahawk): anh lấy trục người thẳng, đưa một đường bóng thẳng bằng mu bàn chân của mình. Sức chân cực mạnh làm bóng có tốc độ kinh hoàng, hơn nữa anh cố gắng điều khiển cho trái bóng sút đi không xoay một chút nào, từ đó đường bóng bay, cũng như quỹ đạo bóng của Beck, sẽ cực kì khó đoán khi cắm xuống cầu môn.
Các chuyên gia nghiên cứu cú sút của Ronaldo cho rằng anh có khả năng “biến hóa” quy tắc vật lý theo một cách lợi cả đôi đường: một sức mạnh khủng khiếp khiến trái bóng bay rất nhanh, và một khả năng đưa quỹ đạo bóng biến hóa rồi cắm xuống một cách hoàn hảo.
“Mục tiêu của Ronaldo trong mỗi cú sút phạt là khiến cho độ xoay của trái bóng càng nhỏ càng tốt, những việc còn lại anh giao phó cho sự ngẫu nghiên của trái bóng”, theo như lời nhận xét của nhà khoa học chuyên về thể thao Andy Harland.
Đúng như vậy, khi mà trái bóng anh sút bắt đầu bay, một lớp không khí bao bọc lấy trái bóng ấy. Lớp không khí đó bị ảnh hưởng rất nhiều bởi bề mặt không nhẵn của trái bóng, từ đó sinh ra một đường bay và độ cắm cực kì khó đoán.
Trong cuốn sách viết bởi giáo sư vật lý Ken Bray thuộc trường Đại học Bath, Cristiano Ronaldo được vinh danh như là một trở ngại sút phạt với mọi thủ môn bởi những yếu tố vật lý tồn tại trong cú sút cũng như trong đường bóng khi bay.
Trong cuốn “Cách Ghi Bàn: Khoa học và Trò chơi đẹp”, giáo sư Bray đã đưa ra những mối liên hệ giữa bóng đá và những quy luật tự nhiên, phân tích các đường bay trái bóng khi rời chân những huyền thoại làng bóng đá thế giới: Didier Drogba, David Beckham và cả Cristiano Ronaldo.
Khi mà CR9 sút bóng, bóng xoay rất ít và quỹ đạo bay của nó như một trái bóng chày vậy, cực kì khó đoán. Ví dụ được giáo sư Bray cho là tuyệt vời nhất, đó là bàn thắng của Ronaldo trước Fullham vào năm 2006. Quỹ đạo bay của nó thay đổi một cách ảo diệu, và như bạn thấy trong video dưới đây, bóng không hề xoáy.
Cú sút phạt ảo diệu của Ronaldo khi còn thi đấu dưới màu áo ManU, trước đội bóng FullHam vào năm 2006.
Nhưng Ronaldo không phải là cầu thủ duy nhất sử dụng kĩ năng này. Gareth Bale cũng học được cách sút này của CR, nhưng theo như lời Bale nói, “Phải cố gắng cực nhiều mới có được cú sút như của Ronaldo”.
Ở Tottenham Hotspurs, thì thủ môn Brad Friedel là người có kinh nghiệm nhất trong việc đối mặt với những pha sút phạt của Bale. Theo như lời Friedel, “Không. Nó không hề bất khả thi. Nhưng quả thực nó cực kì khó”.
Theo như thủ môn người Mỹ này, thì việc trái bóng không xoay (y hệt kĩ năng của Ronaldo) khi bay chính là điều làm chúng trở nên cực kì khó đoán. “Nếu bạn lập hàng rào chuẩn xác bạn sẽ thấy bóng rời chân người sút, và ngay sau đó bạn phải phản ứng ngay với hướng bay của nó. Vấn đề nằm ở chỗ, trái bóng không hề xoay. Khi bóng không có độ xoay và khi đang bay nó lại đổi hướng một cách đột ngột, không có cách nào để luyện mắt bắt đường bóng được cả. Chỉ có thể cố gắng hết sức thôi”.
Cút sút phạt cua Gareth Bale.
Vậy thì chúng ta không thể đổ lỗi cho thủ môn quá kém cỏi được. Vấn đề nằm ở trái bóng và cầu thủ “tinh quái” đã sút nó. Thủ môn hướng sang trái khi thấy đường bóng “có vẻ” bay về phía tay trái của anh ta, nhưng vào cái giây phút đó, thì chàng thủ môn tội nghiệp nhận ra rằng mình đã lầm. Lúc ấy thì thường là đã quá muộn.
Bàn sút phạt tuyệt đẹp của Gareth Bale trong trận Tottenham vs Lyon, một bàn thắng với kĩ thuật sút y hệt Ronaldo.
Bale và Ronaldo là những ví dụ cực kì điển hình trong thời đại này về việc … áp dụng bóng chày vào bóng đá. Tại sao tôi lại nói vậy ư? Ngay bản thân từ “Knuckle Shot” cũng xuất phát từ thuật ngữ “Knuckle Ball” của bóng chày. Đó là phương pháp ném bóng được Eddie Cicotte, một tuyền thủ bóng chày nổi tiếng giữa những năm 1908 và 1920, phát minh ra.
Ông đã tìm ra phương pháp ném này: giữ quả bóng giữa những khớp tay, bóng khi ném ra sẽ hoàn toàn không có độ xoáy và quỹ đạo bóng sẽ cực kì bất thường và khó đoán với người vung gậy.
Nói vậy thôi, áp dụng từ bóng chày vào bóng đá, từ tay xuống tới chân không đơn giản vậy đâu. Nhưng nhờ có Cristiano Ronaldo và “người tiếp nối” anh Gareth Bale, ta đã có được những bàn thắng nhờ sút phạt mãn nhãn, và hàng trăm ngàn cầu thủ khác trên toàn thế giới có được một thần tượng, một phong cách sút phạt cực kì hay, không lẫn vào đâu được của “nhà vật lý học sân cỏ” Cristiano Ronaldo.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android