'Bằng cấp có quan trọng hay không?' - cựu Chủ tịch FPT Telecom 'chốt' một câu bất ngờ
Bạn suy nghĩ như thế nào về câu hỏi trên?
- Google thay đổi cách tuyển dụng, không bằng cấp cũng có cơ hội
- Muốn ‘đầu quân’ cho Elon Musk không khó: Bằng cấp chỉ là phụ, trả lời được 2 câu này thì chắc chắn được nhận
- Những bí ẩn về cuộc đời Nikola Tesla: Thiên tài không bằng cấp, bị đuổi học vì đam mê cờ bạc, điên rồ và dị biệt đến mức yêu một con chim bồ câu
- Elon Musk nói không quan tâm bằng cấp, nhưng Tesla khi tuyển dụng vẫn yêu cầu ứng viên phải có bằng
Bằng đại học chính là một loại văn bằng chứng minh về trình độ chuyên môn của bạn trong lĩnh vực nào đó. Nó cho biết người sở hữu đã được trải qua quá trình đào tạo chuyên nghiệp và trở thành một trong những nguồn lao động chất lượng cao của xã hội.
Rất nhiều người coi trọng bằng đại học và cho rằng nó là một trong những văn bằng có giá trị nhất, song cũng có người quan niệm các kỹ năng mềm và khả năng thực chiến mới quan trọng hơn cả.
Trước câu hỏi bằng cấp có quan trọng hay không? Ông Hoàng Nam Tiến - cựu Chủ tịch FPT Telecom, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT, đã đưa ra quan điểm cá nhân gây nhiều chú ý.
Cụ thể, ông Tiến kể về việc mới đây, ông có gặp gỡ và tiếp xúc với một nhóm sinh viên học chuyên ngành Marketing từ một trường đại học top đầu về đào tạo kinh tế. Nhóm sinh viên này khoe mình đã sở hữu rất nhiều tấm bằng khác nhau như: Digital Marketing; Analyst (phân tích) và Big Data (dữ liệu lớn); Trải nghiệm khách hàng, Xây dựng omnichannel (mô hình bán hàng đa kênh). Tuy nhiên, theo ông Tiến, thế là chưa đủ.
"Bằng cấp không quan trọng - cái này phải nói thẳng như thế, song mỗi một bằng cấp đã chứng minh bạn đã đạt được một kỳ thi. Bằng cấp không phải là tất cả nhưng những bằng cấp đấy chính là dấu sao trên ngực áo của bạn. Càng nhiều sao càng tốt, còn đến khi đi làm, chúng ta cần thêm những năng lực khác nữa.
Rất đáng tiếc, nhiều bạn học trong trường đại học ra hỏi là đi thực tập ở đâu chưa, làm thêm chưa đều bảo chưa. Hỏi nữa là em có học thêm ở đâu không - bảo không, thì tôi biết chắc chắn bạn ấy sẽ đi làm vớ vẩn thôi, rồi học lên thạc sĩ và tiến sĩ vì bạn ấy học quá giỏi rồi. Bạn chỉ có năng lực đi học thôi", ông Tiến nhận xét.
Sinh viên cần cải thiện thêm kỹ năng gì?
Bằng cấp hiện nay chính là công cụ để đánh giá về khả năng của mỗi người nào đó vì họ đã có khoảng thời gian được học tập, trau dồi và rèn luyện kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, như nhận định của ông Hoàng Nam Tiến, bằng cấp "không phải là tất cả". Vậy nên bên cạnh đó, sinh viên phải trau dồi thêm các kỹ năng khác.
1. Kỹ năng ngoại ngữ, tin học
Yếu tố ngoại ngữ và tin học gần như đã trở thành bắt buộc đối với bất kỳ vị trí tuyển dụng nào. Đó cũng là lý do vì sao khi làm việc hay tuyển dụng, các công ty đánh giá rất cao những nhân viên sở hữu thành thạo 2 kỹ năng này.
Hiện nay, tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ phổ biến và các câu hỏi bằng tiếng Anh xuất hiện khá nhiều trong các buổi phỏng vấn xin việc. Còn đối với kỹ năng tin học, sẽ là vô cùng lạc hậu nếu như bạn nói rằng mình không thạo máy tính trong thời đại số hóa như hiện nay.
2. Kỹ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc hiện nay, bởi chẳng có ai thành công nếu độc hành một mình cả. Điều bạn cần ghi nhớ trong kỹ năng này là không bao giờ được phép để "cái tôi" lấn át tập thể và phải hiểu rõ mục đích chung của làm việc nhóm, đảm bảo hiệu quả công việc phải được đặt lên hàng đầu. Chỉ cần đảm bảo 2 yếu tố này thì bạn hoàn toàn có thể thành công.
Song song với đó là kỹ năng làm việc độc lập. Hiện nay, tinh thần chủ động và khả năng tự giải quyết công việc là yêu cầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay đối với nhân viên. Để hoàn thiện kỹ năng tư duy, làm việc độc lập, bạn có thể bắt đầu học cách sắp xếp công việc, quản lý thời gian, đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề…
3. Kỹ năng quản lý thời gian
Điều đầu tiên bạn cần rèn luyện để trở thành người giỏi quản lý thời gian là luôn đúng giờ. Đi làm đúng giờ, sắp xếp thời gian hợp lý cho từng công việc, hoàn thành công việc đúng hạn là những biểu hiện của người biết làm chủ thời gian. Kỹ năng này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là thách thức với nhiều sinh viên vì yêu cầu tính tự giác cao, tính kỷ luật nghiêm.
4. Kỹ năng giao tiếp
Nếu có khả năng giao tiếp tốt, trong bất kỳ trường hợp nào, bạn đều dễ dàng tương tác với mọi người và học hỏi thêm nhiều kiến thức hữu dụng cho chính bản thân. Giao tiếp tốt cũng giúp bạn dễ dàng tạo dựng mối quan hệ, ghi điểm cộng với cấp trên.
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên giao tiếp và đàm phán tốt. Những người khéo léo và tự tin khi nói chuyện sẽ nhanh chóng được đón nhận hơn là những người tự ti, nói năng ấp úng, không rõ ràng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bí ẩn y học: Trái tim được hiến tặng mách bảo chủ nhân mới tìm về nhà chủ nhân cũ, dù danh tính hai bên đã bị giấu kín
Câu chuyện có thật này nằm trong số những bí ẩn khó hiểu nhất của y học trong thế kỷ 20, mà cho tới tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng đi tìm một lời giải thích thỏa đáng.
"Camera iPhone 16 Pro Max chẳng khác đời trước", thực tế sử dụng ra sao?