Bằng chứng khảo cổ 1,6 triệu năm tuổi thay đổi cái nhìn của con người về lịch sử ngôn ngữ
Nghiên cứu mới đã chỉ ra thời điểm người tiền sử bắt đầu trò chuyện.
- Kết hợp bằng chứng khảo cổ và địa chất, trận lụt thời tiền sử có thể không chỉ là huyền thoại
- Khai quật khảo cổ ở đỉnh kim tự tháp, chuyên gia kinh ngạc tìm thấy xác ướp còn nguyên cả tóc
- Các chuyên gia khảo cổ cho rằng Tam Tinh Đôi có thể che giấu bí mật cuối cùng của nhân loại
- Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện ra một ngôn ngữ đã thất lạc từ tàn tích của Đế chế Hittite
- Các nhà khảo cổ ở Mexico phát hiện 13 hộp sọ bí ẩn dưới chân kim tự tháp Maya
Được thực hiện bởi nhà khảo cổ học Steven Mithen, báo cáo nghiên cứu mới cho thấy con người đã phát triển khả năng ngôn ngữ vào 1,6 triệu năm trước, tại vùng hoang dã của miền Nam châu Phi.
“Không ai có thể nghi ngờ việc con người phát triển về thể chất và văn hóa nhờ vào khả năng nói. Ấy là lý do tại sao việc xác định thời điểm loại hình ngôn ngữ đầu tiên xuất hiện lại quan trọng đến vậy”, giáo sư Mithen với chuyên môn tiền sử tại Đại học Reading, nói với tờ The Independent.
Trước đây, phần lớn chuyên gia cho rằng con người mới chỉ bắt đầu nói chuyện khoảng 200.000 năm trước. Nhưng trong báo cáo mới, giáo sư Mithen cho rằng phiên bản sơ khai của ngôn ngữ cổ đại xuất hiện sớm hơn ít nhất 8 lần. Giáo sư đi đến kết luận này dựa trên những bằng chứng có tại các khu khai quật, có trong gen và trong giải phẫu người cổ đại, bên cạnh một số chứng cớ về ngôn ngữ khác.
Kết hợp chúng lại, ông cho rằng sự ra đời của ngôn ngữ diễn ra vào giữa khoảng 1,5 cho tới 2 triệu năm về trước.
Còn một yếu tố quan trọng nữa. Kích thước não bộ con người đã tăng lên đáng kể, đặc biệt từ thời điểm 2 triệu năm Trước Công nguyên, rồi tăng kích cỡ nhanh chóng sau mốc thời gian 1,5 triệu năm Trước Công nguyên. Kích thước tăng lên đi kèm với sự tái tổ chức cấu trúc bên trong não bộ – bao gồm sự xuất hiện đầu tiên của thùy trước, đặc biệt liên quan đến chức năng suy nghĩ, tưởng tượng và nhận thức. Tại đây chứa một vùng có tên gọi “Broca”, vốn được các nhà khoa học cho rằng có liên quan đến việc sản xuất ngôn ngữ và hiểu ngôn ngữ.
Nghiên cứu khoa học mới đồng thời cho thấy sự xuất hiện của vùng Broca có liên quan đến cải thiện trong hoạt động lưu giữ ký ức – yếu tố quan trọng cho việc hình thành câu nói. Nhưng các phát triển tiến hóa khác cũng rất quan trọng cho sự ra đời của ngôn ngữ sơ khai.
Hai yếu tố sánh bước với con người trong buổi bình minh của tiến hóa, là khả năng đi bằng hai chân cùng sự thay đổi hình dạng hộp sọ, nhiều khả năng đã đóng góp cho quá trình thay đổi hình dạng và vị trí của đường hô hấp, qua đó giúp con người có được tiếng nói.
Một bằng chứng tối quan trọng khác xuất hiện ở 1,6 triệu năm Trước Công nguyên (cũng là lúc con người có thể bắt đầu nói) xuất hiện tại các khu vực khảo cổ. Khi so sánh với các giống loài đương thời, con người đặc biệt yếu ớt, vậy tổ tiên chúng ta đã phải sở hữu một thứ “vũ khí” khác nhằm chiếm thế thượng phong.
Trong quá trình tiến hóa, gần như chắc chắn rằng ngôn ngữ là một phần của chiến lược bù đắp sức mạnh vật lý. Để săn động vật lớn (hoặc khi hái lượm, để đẩy lùi những con vật khỏe mạnh hơn), con người sơ khai cần khả năng lập kế hoạch và phối hợp nhóm tốt hơn - sự phát triển của ngôn ngữ là tối quan trọng trong bối cảnh này.
Con người bắt đầu săn bắn khoảng 2 triệu năm trước, và hiệu quả các cuộc săn tăng lên đáng kể vào khoảng 1,5 triệu năm trước. Khoảng 1,6 triệu năm TCN, lịch sử được viết trên hóa thạch cho thấy sự ra đời và truyền đạt văn hóa qua các thế hệ, công cụ bằng đá trở nên hiệu quả hơn nhiều. Khả năng cao ngôn ngữ nói đã giúp người tiền sử chuyển giao kiến thức và kỹ năng phức tạp từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chưa hiết, giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể giúp con người tồn tại trong các khu vực sinh thái và khí hậu khác nhau - có lẽ không phải ngẫu nhiên mà con người có thể tăng tốc độ định cư khắp thế giới một cách đáng kể vào khoảng 1,4 triệu năm trước, tức là ngay sau thời điểm được cho là lúc ngôn ngữ bắt đầu. Công cụ này đã giúp con người làm được ba điều quan trọng để định hình tương lai, là hình dung để thiết lập kế hoạch, và truyền đạt kiến thức.
"Đó là cách ngôn ngữ đã thay đổi lịch sử loài người một cách sâu sắc," theo Giáo sư Mithen. Nghiên cứu mới của ông cho rằng trước khi ngôn ngữ ra đời, khả năng giao tiếp của con người vô cùng hạn chế, có lẽ chỉ gồm vài chục âm thanh và cử chỉ tay khác nhau.
Suốt hàng trăm nghìn năm qua, ngôn ngữ dần tiến hóa, trở nên phức tạp để rồi đạt được cảnh giới tinh vi như ngày nay. Trong thời hiện đại, chúng ta không chỉ sử dụng ngôn ngữ để trò chuyện với nhau, mà còn phát minh ra thêm những ngôn ngữ mới, đơn cử như ngôn ngữ lập trình để trò chuyện với máy tính.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming