Bằng sáng chế của Ford gây tranh cãi khi cho phép xe 'bỏ trốn' nếu người dùng chậm thanh toán tiền mua
(Tổ Quốc) - Ngoài ra, chiếc xe có thể tự lái thẳng đến bãi phế liệu nếu hệ thống nhận định việc thu hồi nó quá tốn kém.
Với việc giá cả tiếp tục tăng cao, các khoản vay mua ô tô đang trở thành gánh nặng đối với các chủ sở hữu hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc ngừng thanh toán các khoản vay cũng sẽ khiến các tổ chức tài chính lo lắng. Vì vậy, để tránh tình trạng này xảy ra, nhà sản xuất ô tô Ford đang muốn tạo điều kiện tốt hơn cho việc thu giữ những chiếc xe mà chủ sở hữu không thể thanh toán các khoản nợ.
Thông tin mới được hé lộ theo các giấy tờ xin cấp bằng sáng chế của Ford nộp cho Văn phòng Bằng sáng chế Hoa Kỳ vào tháng 8/2021 và tháng 2/2023 mới được công bố. Tiêu đề của chúng có nội dung là "Các hệ thống và phương pháp để lấy lại một chiếc xe".
Một trong những phương pháp được mô tả là “hệ thống quản lý phương tiện có thể vô hiệu hóa chức năng của một hoặc nhiều bộ phận của phương tiện, từ động cơ đến điều hòa không khí'. Trong khi một nội dung khác cho thấy ”Đối với các phương tiện có khả năng lái tự động hoặc bán tự động, nó cho phép phương tiện được di chuyển từ vị trí đầu tiên đến vị trí thứ hai thuận tiện hơn cho xe kéo”. Theo một số người, chức năng này cho phép phương tiện tự di chuyển từ địa điểm của chủ sở hữu đến một địa điểm thuộc cơ quan chính phủ. Ngoài ra, nếu tổ chức tài chính xác định rằng các chi phí liên quan đến các thủ tục kéo xe, cất giữ và bán lại là "cao", phương tiện có thể tự động di chuyển thẳng đến bãi phế liệu.
Tất nhiên, việc thực thi không xảy ra ngay lập tức mà hệ thống sẽ đưa ra một số cảnh báo trước khi bắt đầu quá trình thu hồi chính thức diễn ra. Nếu chủ sở hữu phớt lờ cảnh báo, chiếc xe có thể bắt đầu mất một số chức năng trước khi bị tịch thu. Đầu tiên sẽ là các chức năng không quá quan trọng, chẳng hạn như điều khiển hành trình, điều khiển cửa sổ tự động, điều khiển ghế tự động và một số thành phần của hệ thống thông tin giải trí (radio, GPS, phát nhạc...), nhưng cấp độ tiếp theo sẽ mang tính nghiêm trọng hơn đáng kể. Đồng thời, bằng đăng ký sáng chế cho thấy phương tiện cũng được lên kế hoạch kích hoạt chức năng "liên tục phát ra âm thanh khó chịu khi tài xế đang ở trong xe''.
Nếu chủ xe vẫn nhẫn nhịn được, tiếp tục sử dụng mà không trả các khoản tiền thanh toán, phương tiện sẽ bị khóa vào lần tiếp theo. Tài liệu nêu rõ rằng “hệ thống có thể vô hiệu hóa cơ chế khóa cửa, do đó tự khóa xe và ngăn người vào xe". Tức là các chủ xe sẽ không thể điều khiển xe theo cách thông thường.
Tuy nhiên, có vẻ như vẫn có các trường hợp ngoại lệ như chỉ khóa cửa xe vào cuối tuần và cho phép sử dụng phương tiện trong trường hợp khẩn cấp. Bằng sáng chế đã nêu rõ rằng "bạn có thể mở khóa ô tô của mình nếu ai đó đang gặp vấn đề gì đó như đau tim", tất nhiên hệ thống sẽ sử dụng camera trong xe và mạng lưới thần kinh (hoặc AI) để xác định xem trường hợp khẩn cấp có hợp pháp hay không.
Chưa hết, chức năng thoát ly tự động của xe cũng được chuẩn bị như là phương án cuối cùng nếu chủ xe vẫn chây ì không thanh toán các khoản tiền. Cụ thể, chức năng này trước tiên sẽ phát hiện xem ô tô có ở trong gara không bằng các cảm biến tích hợp. Và nếu chiếc xe đang ở bên ngoài, hệ thống sẽ tự khóa cửa rồi di chuyển đến một nơi mà chủ sở hữu không hề hay biết để tránh xung đột, có thể là đại lý của hãng.
Theo các tài liệu, về mặt lý thuyết, hệ thống vẫn có thể kiểm soát hoạt động của xe nếu nó được kết nối với internet bằng cách nào đó. Hệ thống này cũng có thể được lắp đặt trên những chiếc ô tô có kết nối internet trong tương lai, nhưng tất nhiên việc Ford nộp đơn xin cấp bằng sáng chế không nhất thiết thể hiện rằng hãng có ý định thực sự triển khai nó. Vì vậy đứng quá lo lắng, ý tưởng này có thể không bao giờ trở thành hiện thực.
Tham khảo TheDrive
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"