Bằng tên lửa Falcon 9 của Elon Musk, nghệ sĩ Mỹ sẽ phóng lên quỹ đạo một tác phẩm nghệ thuật dài 30 mét, nhìn thấy được bằng mắt thường

    Dink,  

    Đây là một cách khác để chiêm nghiệm mối quan hệ giữa con người và Trái Đất, ông Trevor Paglen nói.

    Vũ trụ tuyệt đẹp, nhưng cái đẹp ấy không phải do con người tạo nên. Ta dựng được những con tàu vũ trụ, những trạm không gian khổng lồ, những vệ tinh hiện đại – chúng đẹp theo một quy chuẩn riêng, chứ không liên quan gì tới nghệ thuật.

    Thế là người nghệ sĩ người Mỹ, Trevor Paglen muốn thay đổi điều đó. Trong tác phẩm mang tên Orbital Reflector – Phản chiếu Quỹ đạo của mình, ông muốn phóng một tác phẩm điêu khắc lên quỹ đạo thấp của Trái Đất. Từ dưới mặt đất, người xem có thể tự mắt chiêm ngưỡng nó và theo dõi đường bay của nó thông qua một ứng dụng di động.

    Thứ “vệ tinh” này hoàn toàn vô dụng, chỉ được cái là nó đẹp kiểu nghệ thuật mà thôi.

    Nguyên mẫu, thì tác phẩm này có hình cầu nhưng sau khi nghĩ lại, đội ngũ của Paglen đã quyết định thiết kế lại nó thành hình kim cương dài 30 mét, để có được diện tích phản chiếu bề mặt tối đa. Nó sẽ đủ sáng để ta có thể bằng mắt thường chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật này trên nền trời đêm, khi đứng từ mặt đất.

    Nó sẽ được lên quỹ đạo vào khoảng tháng Tư năm 2018, sẽ được gập lại xuống kích cỡ của một viên gạch, đặt vào vệ tinh siêu nhỏ CubeSat, gắn vào một tên lửa Falcon 9 của SpaceX và bắt đầu chuyến hành trình của mình. Tại độ cao 563 km so với mặt đất, tác phẩm nghệ thuật này sẽ xòe ra giữa Vũ trụ bao la, xa thẳm.

    Trong khoảng thời gian hai tháng, nó sẽ hạ dần quỹ đạo một cách tự nhiên. Lực hấp dẫn của Trái Đất sẽ kéo vệ tinh này xuống, và nó sẽ “bốc hơi” bởi nhiệt tạo ra nó lao xuyên qua tầng khí quyển, xuống mặt đất với tốc độ cao.

    Video giới thiệu tác phẩm nghệ thuật của Trevor Paglen.

    Đây không phải lần đầu tiên Paglen thử phóng thứ gì đó lên Vũ trụ. Năm 2012, ông phóng lên tác phẩm The Last Pictures – Những Bức ảnh Cuối cùng, một chiếc đĩa silicon chứa một trăm tấm ảnh biểu tượng cho cuộc sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh tác phẩm này: ta có đủ rác Vũ trụ rồi, đừng phóng thêm thứ vô dụng lên đó nữa.

     Tác phẩm The Last Pictures.

    Tác phẩm The Last Pictures.

    Tuy nhiên, tại sao ta không thể biến Vũ trụ trên cao kia thành một tấm vải lớn để trí tưởng tượng, sức sáng tạo của con người được thỏa sức tưởng tượng: chẳng phải Vũ trụ là vô tận? Ông Paglen mong muốn biến tác phẩm Orbital Reflector này trở thành “một giới hạn mới”.

    Với tôi, đây là một mối quan hệ phức tạp hơn nữa ... đây là một cách thú vị để nghĩ về Vũ trụ, về khía cạnh giới hạn mà nói: đâu là giới hạn khả năng của ta khi đón nhận một thứ gì đó khác?”, ông nói, ý chỉ việc đại đa số chúng ta chỉ thấy Vũ trụ là một nguồn tài nguyên có để được quân đội sử dụng và các công ty kiếm lời.

    Tác phẩm nghệ thuật của ông Paglen cũng là một cách tiếp cận và khám phá Vũ trụ - một chân trời mới, mà lại có thêm chút yếu tố lãng mạn của nghệ thuật. “Hãy cứ nhìn lên trời mà thưởng thức – đó là hành động mà ta đã làm từ xa xưa rồi”, Paglen nói, rằng ta đã có thêm một lý do nữa để mà ngước lên trời. “Đây là một cách khác để ta chiêm nghiệm về mối quan hệ giữa con người và Trái Đất”.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ