VOV.VN - Châu Á- Thái Bình Dương đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ nhờ vào sự bùng nổ của thị trường bán dẫn, trong bối cảnh các ngành công nghiệp khác vẫn gặp khó khăn. Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng, sự tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu bất chấp những cơn gió ngược.
- Samsung ra mắt bộ đôi Galaxy A35 và A55 5G: Thiết kế "Key Island" kiểu mới, chip Exynos, tập trung vào bảo mật, giá từ 8,29 triệu đồng
- Buồn cho Samsung: Tỷ lệ người dùng chip Exynos sụt giảm thảm hại
- Ảnh thực tế MacBook Air mới ra mắt: Thiết kế không đổi, chip Apple M3 mạnh hơn, giá chính hãng từ 27,99 triệu đồng
- Nhiệt độ CPU của MacBook Air M3 nóng tới 114 độ C khi chạy, dùng chung chip nhưng vẫn yếu hơn 33% so với MacBook Pro vì thiếu một linh kiện quan trọng
- Intel tung video 'mở hộp' siêu máy sản xuất chip độc nhất thế giới: Trị giá 380 triệu USD, nặng ngang 2 chiếc máy bay, cần 250 kỹ sư và 6 tháng mới lắp ráp xong
Theo nhà kinh tế trưởng Bruce Kasman tại Ngân hàng đầu tư JPMorgan, công nghệ đang phục hồi và đó là lý do tại sao các nền kinh tế châu Á hoạt động khá tốt trong nửa cuối năm ngoái. Lĩnh vực công nghệ, vốn phát triển mạnh trong giai đoạn đại dịch Covid-19 khi các công ty tăng tốc nỗ lực số hóa, đã trải qua giai đoạn suy thoái vào năm 2022 và 2023. Lạm phát và lãi suất cao làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm và dẫn đến sa thải nhân viên.
Tuy nhiên, hiện đang có những tia hy vọng về sự trở lại của lĩnh vực của công nghệ. Các nhà kinh tế đã hạ thấp đánh giá về rủi ro suy thoái và lạc quan rằng lĩnh vực công nghệ có thể sớm ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024 này.
Theo chuyên gia Andrew Tilton của Goldman Sachs, dù sự phục hồi trong xuất khẩu vẫn chưa lan rộng ra những nền kinh tế khác trong khu vực châu Á và những lĩnh vực khác, song đây vẫn được coi là những điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn khó khan.
“Về lĩnh vực xuất khẩu, chúng tôi nghĩ rằng xuất khẩu hàng hoá và thương mại có thể được cải thiện đôi chút trong năm 2024. Chúng tôi đã nhận thấy một số dấu hiệu tích cực ở một số nền kinh tế ở châu Á phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng công nghệ như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) hay Việt Nam. Chúng tôi đã nhận thấy tăng trưởng xuất khẩu trong vài tháng vừa qua” - chuyên gia Andrew Tilton đánh giá.
Trong khi đó, đánh giá về triển vọng kinh tế châu Á, chuyên gia Laura Cha tại Hồng Công (Trung Quốc) nhận định: "Về cơ bản nền kinh tế châu Á đang có những dấu hiệu tích cực. Tăng trưởng GDP của khu vực hiện chiếm 37% GDP toàn cầu và dự báo sẽ đạt khoảng 40% vào cuối thập kỷ này. Chúng ta hãy nhìn vào Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, đây đều là những nền kinh tế trẻ và năng suất. Họ đang mang lại các cơ hội cho tăng trưởng".
Sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo tiếp tục thúc đẩy các nhà sản xuất chip và đang thúc đẩy tăng trưởng công nghệ. Công ty thiết kế chip Nvidia của Mỹ đã chứng kiến doanh thu trong quý 4 tăng vọt 265% nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các chip xử lý đồ họa, vốn chủ yếu được sử dụng cho ứng dụng ChatGPT của OpenAI.
Trong bối cảnh bùng nổ AI và sự phục hồi không đồng đều trong toàn lĩnh vực công nghệ, ngành bán dẫn vẫn là một điểm sáng. Điều này đã mang lại cơ hội cho các quốc gia châu Âu, vốn đang trên đà trở thành trung tâm sản xuất công nghệ toàn cầu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương