Cua nhện, cua khổng lồ, cua hoàng đế thì có lẽ mọi người đã nghe và nhìn thấy nhiều, tuy nhiên loài cua này lại hoàn toàn khác, chúng có một bộ lông màu vàng bao bọc toàn bộ cơ thể.
- Bobby Fischer: Kẻ lập dị, một mình thi đấu cờ vua với 50 đối thủ cùng lúc
- Bước tiến mới: Các nhà khoa học đã thiết kế được một tàu lượn có thể bay như “chim hải âu” trên Sao Hỏa!
- Cái nhìn mới về khoáng chất, có thể thay đổi cách chúng ta tìm kiếm sự sống
- Các nhà khoa học đã phải nhờ vào AI để trả lời câu hỏi: Con người sơ khai bắt đầu sử dụng lửa khi nào?
- Có gì ở bên trong các kim tự tháp Maya cổ đại?
Mặc dù lông phục vụ cho nhiều mục đích trong thế giới động vật, nhưng các nhà khoa học mới đây đã cảm thấy vô cùng bối rối với việc phát hiện ra một loài cua hoàn toàn mới, điều đặc biệt là toàn bộ cơ thể của chúng đều được bao phủ bởi lông tơ.
Loài cua này có tên địa phương là cua bọt biển, cua lông mịn, chúng được tìm thấy ngoài khơi bờ biển phía nam Tây Úc, ngoài bộ lông đặc biệt của mình, chúng còn đội thêm một chiếc mũ bảo vệ gọn gàng làm từ bọt biển sống.
Được đặt tên để vinh danh HMS Beagle - nơi Charles Darwin đã tiến hành nghiên cứu của mình - loài giáp xác có lông đặc biệt này có tên khoa học là Lamarckdromia beagle, thuộc họ Dromiidae.
Tiến sĩ Andrew Hosie, người phụ trách nghiên cứu động vật giáp xác và sâu của Bảo tàng Tây Úc cho biết: "Chúng có hành vi bất thường là mang theo một miếng bọt biển sống".
"Sự bông mềm là dấu hiệu giúp chúng tôi xác định loài. Cua bọt biển thường phủ nhiều lông, nhưng trông giống nỉ hoặc nhung hơn là kiểu 'áo khoác' cực kỳ bù xù này", Hosie nói.
"Những con cua thường cắt miếng bọt biển để tạo hình, sau đó cho nó phát triển thành hình dạng của phù hợp với cơ thể chúng. Trên thực tế, những miếng bọt biển này được sử dụng như một chiếc mũ hoặc tấm chăn bảo vệ giúp cho loài cua kỳ lạ này được bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi như bạch tuộc và cá".
Phương pháp ngụy trang độc đáo này thực sự được sử dụng rất rộng rãi trong họ dromiidae - Tương tự như cách loài cua ẩn cư sử dụng vỏ để bảo vệ, bọt biển giúp những loài trong họ dromiidae ngụy trang khỏi những kẻ săn mồi.
Nhưng tại sao toàn bộ cơ thể của loài cua này lại được bao phủ bởi lông tơ? Câu trả lời cho tới nay vẫn chưa được giải đáp, bởi đây là một loài mới phát hiện và cần được nghiên cứu thêm.
"Tất cả các thành viên của nhóm cua này đều có lông ở một mức độ nào đó", Hosie cho biết. "Chúng tôi thực sự không thể đưa ra câu trả lời rõ ràng rằng tại sao lại như vậy… chúng tôi nghi ngờ rằng lông có thể giúp chúng ngụy trang khỏi những kẻ săn mồi tốt hơn".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming