Nằm ngoài khơi bờ biển Croatia, trên biển Adriatic, Baljenac là một hòn đảo nhỏ được bao phủ bởi hàng loạt bức tường đá khô, trông giống như một dấu vân tay khổng lồ khi nhìn từ trên cao.
Hòn đảo Bavljenac hình bầu dục được bao phủ bởi một mạng lưới tường đá khô dài 23 km. Có thể rất nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là một mê cung cổ đại. Tuy nhiên trên thực tế, các bức tường tại hòn đảo này chỉ cao đến thắt lưng của người trưởng thành và được thiết kế với mục đích hỗ trợ canh tác nông nghiệp tại đây - một nơi có môi trường tương đối khắc nghiệt.
Địa hình đá và gió mạnh tại hòn đảo không thực sự lý tưởng cho việc trồng trọt. Vì vậy cư dân của hòn đảo Kaprije gần đó đã xây dựng những bức tường đá này để ngăn cách cây trồng của họ và bảo vệ chúng.
Đây cũng là một kỹ thuật được sử dụng ở các khu vực khác của châu Âu, như Anh hay Ireland. Nhưng những bức tường dày đặc và có hình dạng giống như dấu vân tay chỉ xuất hiện tại đảo Bavljenac.
Hòn đảo Bavljenac gây ấn tượng cho bất cứ ai trông thấy lần đầu vì nhìn tổng quan trông nó giống như dấu vân tay khổng lồ giữa biển khơi. Được biết, hiệu ứng dấu vân tay đặc biệt tạo ra do một mạng lưới bức tường đá cũ, hình bầu dục mà người dân địa phương xây nên từ những năm 1800.
Hòn đảo không có người ở này chỉ có diện tích 0,14 km vuông, nhưng có 23 km tường được tạo ra bằng cách xếp các viên đá chồng lên nhau. Hình thức xây dựng đơn giản này cũng được sử dụng trên đảo Kaprije và đảo Zut. Nhưng đảo Bavljenac cho đến nay vẫn là nơi có mật độ tường đá cao nhất tính theo diện tích bề mặt.
Hầu hết mạng lưới tường đá được cho là đã được dựng lên trong thế kỷ 19. Trong lịch sử, cả hai hòn đảo Bavljenac và Kaprije đều là nơi trú ẩn an toàn cho những người theo đạo Cơ đốc trong các cuộc chinh phạt của Ottoman vào thế kỷ 16 và 17. Do đó, một số phần của những bức tường này có thể đã được xây dựng trong khoảng thời gian này.
Kể từ khi những bức ảnh chụp hòn đảo này từ trên cao bắt đầu lan truyền trên internet. Hòn đảo này đã được nhiều người gọi là "đảo vân tay" theo đó sự hiện diện của khách du lịch trong khu vực đến hòn đảo cũng tăng mạnh. Mặc dù người dân địa phương vẫn chào đón du khách đến thăm hòn đảo, nhưng một số người khác lại cảm thấy lo lắng rằng những du khách tò mò có thấy gây ra hư hại cho các bức tường trên đảo.
Những bức tường đá cao đến thắt lưng này có từ những năm 1800. Người xưa tạo ra bằng cách sử dụng một kỹ thuật được gọi là "bức tường đá khô". Họ cẩn thận xếp chồng và lồng các tảng đá vào với nhau thành khối khá vững chắc. Trong khi những cây ăn quả không còn giữ lại được nữa nhưng các bức tường đá bảo vệ khá nguyên vẹn.
Chính phủ Croatia đã yêu cầu UNESCO đưa hòn đảo này vào danh sách di sản thế giới. Điều này sẽ không chỉ thúc đẩy sự nổi tiếng của nó hơn nữa mà còn đảm bảo đảo Bavljenac được chính quyền địa phương bảo vệ tốt hơn.
Năm 2018, hòn đảo Bavljenac nằm trong danh sách di sản văn hoá phi vật thể được Unesco công nhận.
Theo ban quản trị du lịch, những bức tường là nhân chứng cho thời kỳ làm việc chăm chỉ, bền bỉ, là chìa khoá để chinh phục cảnh quan núi đá vôi khắc nghiệt nhưng tuyệt đẹp ở bờ biển Adriatic.
Bavljenac là hòn đảo ngập tràn ánh nắng, rải rác với những vườn nho và lùm cây nhiều mùi hương của trái cây như sung, cam quýt. Hiện tại hòn đảo được coi là bằng chứng tôn vinh cho sự giàu có văn hóa và sự yên bình của Địa Trung Hải.
Du khách khi đến thăm Bavljenac có thể tham dự chuyến đi thuyền vòng quanh đảo. Nhưng họ không thể cập bến trên đảo bởi nơi đây không có cảng.
Trung tâm gần nhất của Bavljenac là Sibenik, thành phố lịch sử ở trung tâm Dalmatia, Bavljenac là một trong 249 hòn đảo thuộc quần đảo Sibenik.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI