Bê bối thử nghiệm an toàn thổi bay 18,5 tỷ USD vốn hoá thị trường của Toyota, tham vọng soán ngôi Tesla vấp ‘đá tảng’
Vốn hóa thị trường của Toyota Motor đã giảm khoảng 2.900 tỷ yên (18,5 tỷ USD), sau khi vụ bê bối về an toàn xe được công khai trong tuần này.
- Đối thủ công nghệ của Xiaomi, Meizu và công ty mẹ Geely đặt mục tiêu cách mạng hóa âm thanh trong xe hơi bằng AI tại Trung Quốc
- Xe điện SU7 gây tai nạn chết người: Xiaomi chỉ trích truyền thông Trung Quốc vì chưa gì đã đổ lỗi cho xe
- Ham hố mua Cybertruck, người đàn ông hối hận vì xe quá to: Muốn bán cũng không được vì sẽ bị Tesla kiện 50.000 USD
- Đặt mua chip NVIDIA cho Tesla rồi đột nhiên 'quay xe' chuyển hàng cho X: Giọt nước tràn ly khiến cổ đông Tesla phản đối lương khủng cho Elon Musk?
- Làm gì khi tích hợp Giấy phép lái xe vào VNeID nhưng bị từ chối?
Sau cuộc điều tra nội bộ do Bộ Giao thông Nhật Bản yêu cầu, ngày 3/6, Toyota đã thừa nhận những bất thường trong cuộc kiểm tra an toàn để chứng nhận mẫu xe. Giá cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô này đã giảm 3 ngày liên tiếp sau đó, mất 5% giá trị. Cổ phiếu phục hồi nhẹ vào thứ Năm và tiếp tục giảm trong ngày thứ Sáu.
Giá cổ phiếu sụt giảm khiến Toyota bị Tesla bỏ xa. Vào tháng 7/2020, nhà sản xuất xe điện của Elon Musk đã vượt Toyota để trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới tính theo vốn hóa thị trường. Gần đây, Toyota đã thu hẹp khoảng cách này, do nhu cầu xe điện chậm lại, với hy vọng giành lại vị trí dẫn đầu. Nhưng vụ bê bối nổ ra trở thành rào cản tăng trưởng của hãng.
Giới quan sát cho rằng hành vi sai trái này ảnh hưởng không nhiều đến nguồn thu của Toyota.
Hãng đã dừng sản xuất Yaris Cross và hai mẫu xe khác liên quan đến vụ bê bối. Nhưng tổng sản lượng của những mẫu xe này là khoảng 130.000 chiếc/năm, tương đương khoảng 1% trong số hơn 10 triệu xe Toyota sản xuất toàn cầu.
Theo báo cáo từ nhà phân tích Kohei Takahashi tại UBS, việc ngừng bán các mẫu xe này trong một tháng sẽ làm giảm lợi nhuận hoạt động từ 10 - 15 tỷ yên.
Nhà phân tích Yoshitaka Ishiyama tại Mizuho Securities cho rằng tác động của việc ngừng sản xuất đối với nguồn thu của Toyota là 9 tỷ yên/tháng. Trong khi đó, khoản bồi thường của nhà sản xuất cho các nhà cung cấp tối đa là 22 tỷ yên/tháng.
Toyota dự báo lợi nhuận hoạt động đạt 4.300 tỷ yên trong năm tài chính này, nghĩa là tổng thiệt hại về lợi nhuận chưa đến 1% trên tổng số. Tuy nhiên, vụ bê bối kiểm tra vẫn gây áp lực lên cổ phiếu của Toyota. Điều này cho thấy mỗi nghi ngờ của thị trường nằm ở vấn đề khác.
Koji Endo của SBI Securities cho biết: “Vấn đề quản trị là mối lo ngại lớn hơn tác động đến lợi nhuận”.
Các công ty thuộc tập đoàn Toyota như Hino Motors, Daihatsu Motor và nhà sản xuất xe nâng Toyota Industries đều từng dính bê bối trước đây. Hiện tại, những bất thường tương tự xuất hiện cả ở công ty mẹ - nơi cam kết dẫn đầu các cải cách trong trong quản trị của tập đoàn. Cải thiện quản trị liên quan đến kiểm soát chất lượng có thể là tâm điểm của cuộc họp cổ đông thường niên sắp tới của Toyota, dự kiến diễn ra vào ngày 18/6.
Vụ bê bối thử nghiệm có thể sẽ ảnh hưởng đến nhiều mẫu xe hơn, tùy thuộc vào những gì được phát hiện bởi cuộc điều tra nội bộ của Toyota. Nhưng nhà sản xuất ô tô này vẫn đang trên quỹ đạo tăng trưởng, chủ yếu là do tập trung vào xe hybrid.
Theo Nikkei Asia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"