Bên trong phòng ngủ bí mật của phi công trên các chuyến bay dài: Thoải mái chẳng kém gì một số khoang hạng nhất!
Các phi công được yêu cầu nghỉ ngơi đủ để đảm bảo sức khỏe phục vụ chuyến bay.
- Phát hiện một nhà tù bị bỏ hoang trong vùng nước lạnh của Estonia!
- Công nghệ hiện nay đã có thể mang lại AI cho đôi mắt của 'Kẻ hủy diệt'
- Ngắm nút giao cầu vượt dày đặc như đan cửi ở Trung Quốc đến nỗi GPS cũng phải chịu thua
- Cáp quang dưới biển có thể được sử dụng để ghi âm lại tiếng cá voi và xem chúng đang làm gì
- Cận cảnh quê hương của tỷ phú Ấn Độ giàu hơn Bill Gates
Với việc các vlogger hàng không ngày càng "chịu chi" và ngành du lịch đang hồi sinh sau đại dịch, không khó để tìm thấy những video khám phá các khoang hạng nhất "sang chảnh" trên những hãng hàng không top đầu.
Do đó, trong khi khoang hạng nhất chỉ cần có tiền là trải nghiệm được (hoặc thậm chí là không cần tiền nếu bạn có thể chiêm ngưỡng gián tiếp qua vlog), thì có một đặc quyền hàng không khác mà hành khách gần như không thể tiếp cận: Khoang nghỉ của các phi công.
Thật vậy, vì lý do an ninh và tuyệt đối cấm hành khách tiếp cận, các căn phòng này chính là bí ẩn lớn nhất trên mỗi chuyến bay thương mại.
Trên thực tế, phi công không hề điều khiển máy bay trong toàn bộ hành trình. Nhiệm vụ chính của họ là thực hiện việc cất/hạ cánh, giám sát hoạt động của máy bay khi ổn định độ cao và xử lý các tình huống phát sinh. Do đó, trong các chuyến bay dài, phi công có khá nhiều thời gian rảnh rỗi.
Tuy nhiên, vì vẫn là giờ làm việc nên họ không hoàn toàn tự do mà được yêu cầu nghỉ ngơi bởi quy chế hàng không. Để những nhân viên quan trọng hàng đầu này có giấc ngủ chất lượng, nhiều hãng hàng không cũng chịu khó đầu tư không gian.
Trên các máy bay phản lực thân rộng, khoang nghỉ ngơi của phi hành đoàn (được gọi là CRC) dành cho tiếp viên hàng không và phi công thường được giấu sau cánh cửa khóa và không thể tiếp cận. Tùy thuộc vào loại máy bay, các khoang này thường nằm ở trên hoặc dưới khoang hành khách và cần một cầu thang để đi vào.
Thông thường, sẽ có một bộ giường tầng trông giống như ở các khách sạn con nhộng của Nhật Bản. Rèm cách âm ở mỗi giường giúp cản ánh sáng và tiếng ồn. Hầu hết các khoang đều có đèn đọc sách, lỗ thông hơi và hệ thống giải trí giúp các thành viên phi hành đoàn thư giãn trong giờ giải lao.
Tất nhiên, giống như khoang hành khách, khoang nghỉ của phi hành đoàn cũng có sự khác biệt lớn giữa các hãng và loại tàu bay.
Khoang nghỉ phi công trên một chiếc 787-9.
Và ở trên một chiếc Airbus A350-900 XWB.
Lối đi lên nằm sau buồng lái, trong hành lang dành riêng cho phi hành đoàn và được khóa vì lý do an ninh.
Một số khoang nghỉ khá rộng rãi và riêng tư, nhất là trên những máy bay thân rộng.
Khong nghỉ trên các tàu bay nhỏ sẽ có diện tích hạn chế hơn.
Ngoài ra, khoang phi công còn có sẵn tiện nghi như khay giữ cốc hay điện thoại khẩn cấp. Khoang này không được sử dụng suốt thời điểm cất và hạ cánh - khi phi công phải làm việc tập trung nhất.
Có cả dây an toàn để giữ cố định trong trường hợp máy bay bay vào vùng nhiễu động.
Không chỉ phi công, các tiếp viên cũng sở hữu khoang ngủ riêng, từ rộng rãi...
Cho đến khiêm tốn hơn.
Tuy nhiên, một số máy bay sẽ không có sẵn khoang nghỉ cho tiếp viên mà thay vào đó là các ghế điều chỉnh độ dốc, như trên một chiếc Boeing 767 dưới đây.
Nguồn: Insider, SFGate
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời