Theo bạn, cái gân kỳ lạ ở tay có tác dụng gì? Và tại sao người có, người thì không.
Bạn biết không, trên cổ tay của chúng ta có một bộ phận rất kỳ lạ mà không phải ai cũng có đâu. Để kiểm chứng, hãy thử nắm ngửa tay ra và kéo căng phần cổ tay theo hình dưới đây xem bạn có bộ phận này không nhé!
Hãy chú ý phần gân tay người bên trái nhé
Theo thống kê, 10% - 15% dân số thế giới không có chiếc gân kỳ lạ này. Nếu có, bạn là người bình thường. Nhưng nếu không có thì chia buồn, bạn... vẫn là người bình thường thôi, vì đây được xem là một trong những bộ phận thừa thãi nhất trên cơ thể giống như ruột thừa và nhân trung (đường rãnh nằm ngay trên môi chúng ta).
Chiếc gân tay nổi lên thực chất là một cơ đã bị thoái hóa, được giới khoa học gọi là palmaris longus (cơ gan tay). Và đây cũng là bằng chứng cho thấy chúng ta đã tiến hóa từ động vật trong quá khứ.
Cụ thể hơn, các chuyên gia cho biết palmaris longus là những gì còn sót lại của tổ tiên chúng ta ngày trước - những người sử dụng chi trước để leo trèo.
Tuy nhiên ngày nay, có hay không có bộ phận này cũng không khiến lực nắm hay cơ bắp của chúng ta yếu đi. Nói cách khác, ngoài việc là bằng chứng củng cố thuyết tiến hóa của Darwin, bộ phận này... vô dụng.
Để chứng minh điều này, một nghiên cứu đã được thực hiện vào năm 2014 chỉ ra rằng các loài linh trưởng thường xuyên leo trèo như khỉ, vượn cáo... có phần cơ gan tay rất dài. Trong khi đó ở khỉ đột, tinh tinh, vượn và cả người, bộ phận này ngắn hơn rất nhiều.
Palmaris longus là bằng chứng cho thấy chúng ta tiến hóa từ động vật leo trèo
Nhưng không chỉ cơ gân tay, chúng ta còn rất nhiều yếu tố khác được thừa hưởng từ tổ tiên là động vật.
Đầu tiên là cơ gan bàn chân. Ở các loài linh trưởng, cơ này phát triển rất mạnh, cho phép chúng sử dụng chân như những cánh tay thực thụ. Còn con người, qua thời gian, cơ bắp này đã thoái hóa đến mức có cũng được, không có cũng chẳng sao. Các bác sĩ cũng thường lấy cơ này nếu cần tái cấu trúc các bộ phận khác trên cơ thể.
Bàn chân của người và tinh tinh
Một yếu tố khác cho thấy chúng ta tiến hóa từ động vật chính là chuyện "nổi da gà". Mỗi khi gặp lạnh, cơ bắp dưới da sẽ co lại, khiến lông dựng đứng lên, hiên ngang giữa đời.
Trong tự nhiên, nhiều loài động vật cũng làm như vậy để giữ không khí bên trong bộ lông nhiều hơn, do không khí là chất giữ nhiệt tốt nhất. Nhưng bên cạnh đó, việc xù lông cũng khiến cơ thể như to lớn hơn để đe dọa kẻ thù.
Nhưng chưa hết đâu. Phía dưới cùng của cột sống mỗi người được gọi là xương cụt, và đây được cho là bằng chứng của việc loài người từng có một chiếc đuôi.
Bào thai của người, chuột, cá sấu và gà đều có đuôi trong 4 tuần đầu tiên. Nhưng tế bào đuôi của người và vượn được lập trình để dừng phát triển sau đó.
Qua thời gian, con người không cần đến đuôi để giữ thăng bằng nữa, nhưng xương cụt vẫn có vai trò quan trọng. Đây là bộ phận hỗ trợ cho các cơ bắp khác, giúp con người ngồi xuống và tựa lưng một cách dễ dàng.
Và cuối cùng, đôi tai cũng là một trong những bằng chứng thể hiện lịch sử tiến hóa của con người.
Con người có cơ bắp ở tai, nhưng chỉ một số người cử động được cơ này
Cụ thể, chúng ta có tới 3 cơ bắp được gắn vào vành tai, nhưng gần như chẳng có tác dụng gì. Đây chỉ là bằng chứng cho thấy trong quá khứ, loài người từng có khả năng "vểnh tai" theo hướng âm thanh để nghe rõ hơn.
Theo Kênh 14/ Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4