Bí ẩn con tàu Faust năm 1968 - Phần cuối: Những lời lý giải và những bí ẩn tồn tại tới ngày nay
Năm 1968, một chiếc thuyền đánh cá Tây Ban Nha (El Fausto) mang tên Faust rời cảng Tazacorte và dong buồm ra khơi, điểm đến của nó là El Hierro, cách 80km về phía nam. Con thuyền đánh cá này đã bị nguyền rủa bởi ma quỷ đúng như tên gọi của nó, và cho đến ngày nay, đây vẫn là một trong những vụ án khó giải quyết nhất trong lịch sử Tây Ban Nha.
Bí ẩn con tàu Faust năm 1968 - Phần 1: Bối cảnh vụ mất tích.
Bí ẩn con tàu Faust năm 1968 - Phần 2: Biến mất lần 2 dù đã có tàu nhìn thấy và cung cấp lương thực để tàu Faust tự tìm đường về.
Bí ẩn con tàu Faust năm 1968 - Phần 3: Người thủy thủ nằm lại dưới boong và cuốn hải trình không nguyên vẹn.
Bí ẩn con tàu Faust năm 1968 - Phần 4: Phỏng đoán.
Sau khi đọc những phỏng đoán kỳ lạ từ phần trước, chúng ta có thể liệt kê những vấn đề cần giải quyết trong sự biến mất của Faust như sau:
1. Tại sao một chuyến trở về đơn giản như vậy lại dẫn đến vụ mất tích đầu tiên?
2. Sau khi được con tàu của Anh cứu, tại sao họ lại khẳng định rằng con tàu vẫn bình thường và không cần đến sự hộ tống?
3. Lý do cho sự biến mất thứ hai là gì?
4. Phi hành đoàn còn sống hay đã chết?
5. Những trang còn thiếu trong nhật ký của Julio có nội dung gì? Ý nghĩa đặc biệt của những lời cuối cùng của anh ấy là gì?
6. Vụ chìm tàu cuối cùng trong vụ tai nạn Faust hay do ngẫu nhiên hay con người tạo ra?
Trong thực tế, tất cả các câu đố kỳ lạ thường có một câu trả lời bình thường. Hàng loạt sự trùng hợp có thể khiến người ta cảm thấy khó tin, nhưng đôi lúc thực tế nhiều khi lại khiến chúng ta cảm thấy vô lý, sự chồng chất của các yếu tố tình cờ cuối cùng đã khiến cho vụ việc trở thành một bí ẩn khó lý giải.
1. Bí ẩn về vụ mất tích đầu tiên
Lý do có thể xảy ra nhất mà chúng ta có thể nghĩ đến chỉ có thể là do sương mù, điều này đã khiến thủy thủ đoàn không nhìn thấy những ngọn núi khổng lồ mang tính biểu tượng của La Palma trong hành trình trở về - như người ta thường nói, người càng có kinh nghiệm thì càng dễ mắc phải những sai lầm đơn giản. Các thủy thủ cũng có thể mắc những sai lầm vô lý đó, dẫn đến lệch hướng và đi ra khơi. Khi trên tàu có thêm một thành viên xa lạ là đồng hương, có thể 4 người đã mải mê nói chuyện và hỏi han nhau mà bỏ qua những mốc chuyển hướng, đây có thể là một yếu tố chủ quan dẫn đến việc con tàu đi lạc.
Khi các thủy thủ nhận ra sai lầm của mình và cố gắng quay trở lại, nhiên liệu trên tàu không đủ, nên họ phải trôi theo dòng chảy dưới tác động của hải lưu và cam chịu số phận. Trên thực tế, có một dòng hải lưu nam-tây nam ở Đại Tây Dương, Tây Phi. Đây là lý do tại sao con tàu xuất hiện cách bến cảng 190km về phía tây khi họ biến mất lần đầu tiên (lý do chủ tàu không tìm thấy họ trong lần tìm kiếm cứu nạn đầu tiên).
Sau khi hết nhiên liệu, con tàu trôi dạt về phía tây nam trong bốn ngày, khoảng 100 giờ. Tốc độ của dòng hải lưu vào khoảng 1 - 3 km/h, ước tính con tàu sẽ trôi dạt là gần hai trăm km, phù hợp với nơi thủy thủ đoàn được phát hiện.
Lộ trình có thể xảy ra khi con tàu mất tích lần đầu tiên.
2. Tại sao thủy thủ đoàn lại từ chối sự giúp đỡ của con tàu Duquesa?
Nếu trường hợp tử vong đầu là do sơ suất chủ quan thì tình trạng con tàu đương nhiên không có vấn đề gì. Đối với phi hành đoàn, họ là những người có kinh nghiệm và không cần phải giải thích quá nhiều về sơ suất của họ cho người ngoài. Theo ghi chép, cuộc tiếp xúc giữa Duquesa và Faust kéo dài 4 giờ, các thủy thủ bị mất tích có nhiều thời gian để bổ sung năng lượng và lấy lại sức lực.
Khi họ thấy rằng vị trí hiện tại của mình không cách nhà quá xa, thì việc lựa chọn tự đi về để không làm phiền tàu khác là một điều khá dễ hiểu. Là một con tàu viễn dương, mỗi giây chậm trễ trên hành trình sẽ gây ra thêm chi phí, do đó, phương án hộ tống do thuyền trưởng tàu Duquesa đề xuất có khả năng sẽ là đưa tàu Faust đến một cảng trên tuyến đường ban đầu của họ thay vì đảo La Palma. Đối với các thủy thủ trên tàu, họ tin rằng kinh nghiệm lần trước chỉ là do sơ suất chủ quan. Sau đó, chỉ cần họ tập trung vào việc điều khiển con tàu, việc trở về nhà là một điều khá đơn giản - thậm chí đối với Julio, anh ta là người muốn trở về nhà hơn ai hết, bởi mong muốn nhìn thấy con gái bị bệnh của mình càng sớm càng tốt, vì vậy cả bốn người họ từ chối giải cứu và chọn việc tự trở về sẽ là điều hiển nhiên.
3. Bí ẩn về vụ mất tích thứ hai
Thành thật mà nói, chúng ta không thể tìm ra một câu trả lời hợp lý cho vấn đề khó khăn này. Ba thủy thủ kỳ cựu đi trên con đường thủy cách nhà chưa đầy 200km, khi thời tiết bình thường, nhiên liệu đầy đủ, thiết bị định vị chính xác, cộng với sự nâng cao cảnh giác sau sự cố đầu tiên thì làm sao có thể xảy ra tình trạng lạc đường lần thứ 2? Lời giải thích duy nhất có thể nghĩ ra là đã có sự can thiệp hoặc nhiễu loạn từ trường ở vùng biển gần đó khiến con tàu lại chệch hướng. Nếu có sự trùng hợp ngẫu nhiên như vậy, không lạ gì khi Julio viết trong bức thư tuyệt mệnh của mình: “bởi vì đây là số phận do thượng đế sắp đặt”.
Tương tự, khi con tàu của Ý phát hiện ra Faust lần thứ hai, nó đã mất tích trong 75 ngày, khoảng 1.800 giờ và đã trôi dạt vào trung tâm Đại Tây Dương vào thời điểm này, cách vị trí ban đầu hơn 2.100 km, vị trí này cũng hoàn toàn phù hợp với tốc độ bị đẩy di do hải lưu.
4. Sự sống và cái chết của thủy thủ đoàn
Theo Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển, từ chối cứu tàu trên biển là một tội nghiêm trọng - đây là lý do tại sao con tàu của Anh đã không tiếc công sức để giúp Faust, và tại sao con tàu của Ý lại cử người lên tàu để kiểm tra. Nói cách khác, nếu Faust được cứu bởi những con tàu khác sau lần mất tích thứ hai, nó chắc chắn sẽ được cả thế giới biết đến - thật không may, điều này đã không thể xảy ra được nữa.
Khi tàu Faust cạn nhiên liệu và hết sạch thức ăn và chỉ có thể trôi đi theo dòng hải lưu Đại Tây Dương. Những hành vi mà bốn người đàn ông trưởng thành sẽ làm khi họ thiếu nước, thức ăn và không có chút hy vọng sống sót nào có thể sẽ điên rồ vượt sức tưởng tượng của chúng ta.
Theo quan điểm này, ba thủy thủ là người thân và bạn bè, nếu muốn hy sinh một ai đó để đổi lấy sự sống còn thì Julio, với tư cách là một người ngoài cuộc, sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên. Xác chết được tìm thấy cũng rất có thể là của Julio. Ba người còn lại khi đã quá tuyệt vọng và không thể giết lẫn nhau, họ có thể đã quyết định tự tử để che đậy tội ác của mình.
Từ góc độ bản chất của con người, có lẽ đã không có bất kỳ cuộc giao tranh nào giữa bốn người. Có thể, các thủy thủ lớn tuổi sẽ lần lượt chết, còn Julio trẻ tuổi thì sống sót cho đến phút cuối, vì một lý do nào đó, anh ta đã ném xác cả 3 người xuống biển và cuối cùng chết dưới cabin.
Rõ ràng, trước khi chết, Julio không hề đánh mất lý trí của con người, anh đã ghi lại tất cả những điều khủng khiếp, sắp xếp phân chia gia sản và bảo vợ chấp nhận những điều xui xẻo đã xảy đến với mình. Đây là một người đàn ông bình thường, một người cha, người chồng có năng lực và một tín đồ sùng đạo. Ngay cả trong hoàn cảnh tuyệt vọng như vậy, anh ấy vẫn giữ được phẩm giá con người của mình.
5. Điều gì có trong 28 trang còn thiếu trong những lời cuối cùng của Julio?
Là người phát hiện đầu tiên, lời khai của Ascione không nhất thiết phải hoàn toàn đúng sự thật. Bản thân Assione không nói được tiếng Tây Ban Nha, nhưng trên một con tàu viễn dương lớn từ Ý đến Venezuela, xác suất không có người biết tiếng Tây Ban Nha là cực kỳ thấp (tiếng Ý và Tây Ban Nha là hai ngôn ngữ có nhiều điểm tương đồng với nhau, trong khi ngôn ngữ chính thức của Venezuela là tiếng Tây Ban Nha). Vì vậy, khi những thành viên trên tàu Anna Di Maio nhận được ghi chú của Julio, việc đọc chúng ngay từ đầu là điều gần như không thể tránh khỏi.
Từ câu nói của Julio "Đừng bao giờ nói với con cái chúng ta về những điều đã xảy ra với anh", có thể thấy rằng những ghi chú gốc nhất định phải chứa lời giải thích của toàn bộ sự việc. 28 trang bị mất đó có thể chính là những ghi chép về việc Julio đã tồn tại như thế nào trong 28 ngày sau khi biến mất và trước khi chết. Sau khi đọc các sự kiện trong ghi chú, Ascione cần phải đưa ra lựa chọn: nên công khai hay che giấu sự thật?
Giả sử rằng Ascione đã che giấu nội dung của cuốn sổ vì một lý do nào đó, nó hẳn là vì sự bảo vệ và tôn trọng đối với người đã khuất. Có lẽ đối với Ascione, thay vì để gia đình nạn nhân biết được sự thật tàn khốc thì thà chôn vùi mọi thứ dưới đáy biển sâu - trong trường hợp này, vụ mất tích lần thứ ba của Faust rất có thể là do thủy thủ trên con tàu của Ý cố tình làm vậy .
Tất nhiên, nếu Ascione không nói dối, và những ghi chú anh ta tìm thấy vốn đã không đầy đủ, thì có thể chính Julio đã xé cuốn nhật ký hoặc cũng có thể bộ ba thủy thủ trên tàu đã làm điều đó. Sau khi giết Julio, họ sẽ giữ phần không liên quan đến họ và phá hủy phần còn lại; thậm chí có thể là một bên thứ ba không bao giờ đã xuất hiện trong câu chuyện và cho dù là trường hợp nào thì cho tới nay chúng ta vẫn không thể lý giải về nội dung chứa trong 28 trang đó là gì.
6. Bí ẩn về vụ mất tích thứ ba (chìm) của tàu Faust
Nếu thủy thủ đoàn của tàu Anna Di Maio không nói dối, thì vụ chìm tàu Faust có thể là một sự trùng hợp đáng tiếc khác - vì là một con tàu khổng lồ vượt biển, tốc độ ra khơi của nó (thường trên 20 hải lý/giờ) cao hơn nhiều so với tốc độ tối đa của Faust có thể chịu được (chỉ là 7 hải lý/giờ). Ngoài ra, thuyền trưởng cũng không biết câu chuyện kỳ lạ của con tàu Faust và cũng không chắc có người được giao nhiệm vụ canh giữ nó ngày đêm nên trong quá trình ra khơi đến Venezuela, sợi dây nối bị đứt khiên thân tàu Faust bị ngập và chìm là điều rất có thể đã xảy ra.
Mặc dù chúng ta đã cố liệt kê tất cả các khả năng, thì bí ẩn về con tàu Faust vẫn chưa bao giờ có được lời giải chính xác. Các nhà chức trách Tây Ban Nha vẫn giữ bí mật về hồ sơ tìm kiếm, giải cứu vụ án này và miễn cưỡng công khai một phần trong đó, điều này cũng khiến những đồn đoán và bàn luận về Faust mãi mãi ở mức phỏng đoán.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nóng: CEO Jensen Huang trở lại Việt Nam sau 1 năm, Nvidia 'giữ lời hứa' mở trung tâm nghiên cứu và dữ liệu AI
Chính phủ Việt Nam và Nvidia ký kết mở Trung tâm R&D và Trung tâm Dữ liệu AI dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và CEO Nvidia Jensen Huang.
Mở hộp MacBook Pro 16 inch M4 Pro chính hãng tại Việt Nam trị giá hơn 100 triệu đồng: Nhanh, mạnh, màn hình Nano-texture dùng rất thích