Chuyến đi đến vực thẳm - bí ẩn về sự biến mất của tàu Faust năm 1968 (Phần 1)

    Đức Khương,  

    Năm 1968, một chiếc thuyền đánh cá Tây Ban Nha (El Fausto) mang tên Faust rời cảng Tazacorte và dong buồm ra khơi, điểm đến của nó là El Hierro, cách 80km về phía nam. Con thuyền đánh cá này đã bị nguyền rủa bởi ma quỷ đúng như tên gọi của nó, và cho đến ngày nay, đây vẫn là một trong những vụ án khó giải quyết nhất trong lịch sử Tây Ban Nha.

    Tàu đánh cá Faust thuộc công ty Rafael Acosta đóng tại cảng Tazacorte trên đảo La Palma (quần đảo Canary) của Tây Ban Nha, có tổng chiều dài 14m và lượng choán nước lên tới 20 tấn. Ngoài đánh bắt trên biển, nó thường được sử dụng để vận chuyển trái cây, rau quả, dầu diesel và các loại hàng hóa khác. Vì bản thân con tàu chỉ được trang bị động cơ Liszt 43 mã lực (AVL List) và có tốc độ tối đa chỉ 7 hải lý/giờ (13 km/h), nó chỉ được dùng để lưu chuyển qua lại giữa các đảo gần đó và sẽ không ra khơi. Trong những chuyến đi hàng ngày này, tàu Faust đã thực hiện một cách vô cùng an toàn và chưa bao giờ xảy ra bất kỳ sự cố nào.

    Chuyến đi đến vực thẳm - bí ẩn về sự biến mất của tàu Faust năm 1968 (Phần 1) - Ảnh 1.

    Nhân vật chính của câu chuyện, tàu Faust.

    Ngoài chủ tàu có tên Acosta thì Faust có bốn thành viên thủy thủ đoàn bao gồm: hai anh em Ramón và Eliberto Hernández (lần lượt 47 và 42 tuổi), Miguel và Viterbo Acosta (43 và 41 tuổi). Họ đều là người thân của chủ tàu Acosta và có nhiều năm kinh nghiệm làm thủy thủ đoàn.

    Vào tối ngày 20 tháng 7 năm 1968, như thường lệ, tàu Faust lại bước chân lên đường, lần này điểm đến của nó là El Hierro, cách cảng Tazacorte 80km về phía nam. Hàng hóa trên tàu là lô thuốc nổ, được nông dân trên đảo thu mua chung, dùng để làm nổ tung một số tảng đá trên đảo để thuận tiện cho việc cải tạo đất. Do địa phương tổ chức Lễ hội Carmen nên Viterbo, một trong những thành viên của thủy thủ đoàn phải ở lại để giúp đỡ mọi người, vì vậy anh ta đã không lên tàu và thoát khỏi biến cố đi vào lịch sử.

    Chuyến đi đến vực thẳm - bí ẩn về sự biến mất của tàu Faust năm 1968 (Phần 1) - Ảnh 2.

    Ba thủy thủ trên tàu vào thời điểm xảy ra sự cố, từ trái sang phải: hai anh em Ramón và Eliberto Hernández (lần lượt 47 và 42 tuổi), Miguel (43 tuổi).

    Sau khi rời cảng Tazacorte, Faust đi khoảng 7 giờ và đến cảng Frontera trên bờ biển phía bắc El Hierro. Trong lúc các thủy thủ trên tàu đang tất bật dỡ hàng trong cảng thì trên bờ bất ngờ xuất hiện một vị khách lạ mặt tên là Julio García (27 tuổi), là kỹ sư, gia đình có vợ và hai con gái. Anh ấy cũng đến từ Tazacorte và làm công việc sửa chữa hệ thống tưới tiêu tự động tại một khu đất tư nhân ở El Hierro.

    Đúng ngày hôm đó, anh nhận được điện thoại của vợ và biết được rằng con gái hai tháng tuổi ở nhà đang sốt cao, bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng sinh nhưng tình hình vẫn không khả quan. Julio cảm thấy rất lo lắng và muốn ngay lập tức về nhà nhưng vì trời đã muộn nên không thể bắt được chuyến tàu trở về, anh phải đợi mất hai ngày để có chuyến tàu tiếp theo.

    Chuyến đi đến vực thẳm - bí ẩn về sự biến mất của tàu Faust năm 1968 (Phần 1) - Ảnh 3.

    Ông bố trẻ Julio Garcia và con trai lớn.

    Ngay khi Julio đang tuyệt vọng, anh ta nhìn thấy chiếc tàu Faust đã cập bến và chạy đến hỏi xem liệu anh ta có thể đi nhờ và trở về nhà cùng họ không. Các thủy thủ nhiệt tình trên tàu Faust sau khi nghe được câu chuyện, cảm thấy rất có thiện cảm với ông bố trẻ này và họ không ngần ngại đồng ý cho anh ta đi nhờ mà không lấy một đồng nào.

    Sau khi các thủy thủ thu mua hơn chục kg trái cây từ địa phương, tàu Faust rời El Hierro lúc 2:30 sáng rồi tiếp tục di chuyển, và bắt đầu một chuyến trở về nhà mà không ai có thể ngờ rằng khoảng thời gian ngắn ngủi này của chuyến đi - chỉ dài vài chục km hóa ra lại là nơi bắt đầu của một thảm kịch. Bốn thành viên của con tàu không bao giờ có thể đặt chân lên đất liền nữa.

    Theo lời khai của các ngư dân và thủy thủ địa phương, hôm xảy ra tai nạn, biển rất lặng, thời tiết bình thường. Mặc dù có sương mù xuất hiện vào sáng sớm, nhưng theo kinh nghiệm chèo thuyền của các thủy thủ Faust, đó không phải là trở ngại gì cả. Và ngay cả khi sương mù khiến cho thủy thủ đoàn không thể nhìn thấy dãy núi khổng lồ mang tính biểu tượng của La Palma thì họ vẫn có thể dễ dàng lấy lại phương hướng sau khi mặt trời ló dạng.

    Chuyến đi đến vực thẳm - bí ẩn về sự biến mất của tàu Faust năm 1968 (Phần 1) - Ảnh 4.

    Các ngọn núi trên đảo La Palma đều có độ cao hơn 2.000 mét so với mực nước biển, nếu thời tiết tốt, việc điều hướng giữa hai hòn đảo thậm chí có thể được thực hiện một cách trực quan.

    Dựa trên tốc độ tàu, Faust sẽ cập bến Tazacorte vào khoảng 10 giờ sáng ngày 21 tháng 7. Tuy nhiên, con tàu đã không trở về cảng theo đúng thời gian dự kiến, mặc dù chủ tàu Acosta không nghĩ rằng các thủy thủ của mình sẽ gặp bất kỳ rắc rối nào trong chuyến hành trình thường lệ này, nhưng ông đã ngay lập tức điều động một con tàu khác của mình khởi hành từ cảng Tazacorte, hướng về mọi phía đến cảng Frontera - đây thực sự là hành trình ngược lại đối với chuyến đi của Faust, nhưng người ta không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của Faust. Đồng thời, các tàu cứu hộ được huy động ở vùng biển gần đó cũng không thu được thông tin hữu ích nào.

    Acosta cảm thấy tình hình không ổn lắm, ông nghi ngờ máy móc thiết bị của tàu có vấn đề gì đó khiến tàu mất kiểm soát và trôi khỏi hải trình. Tuy nhiên, với điều kiện vẫn còn đủ lương thực và nước trên tàu Faust, thì ông ta vẫn có thể sẽ có thể tìm thấy bọn họ. Acosta ngay lập tức liên hệ với chính quyền địa phương và đội tìm kiếm cứu nạn, hy vọng nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp.

    Chuyến đi đến vực thẳm - bí ẩn về sự biến mất của tàu Faust năm 1968 (Phần 1) - Ảnh 5.

    Bản đồ tìm kiếm và cứu nạn do chính phủ Tây Ban Nha phát triển bao gồm hầu hết các vùng biển gần quần đảo.

    (còn tiếp)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ