Mắc phải căn bệnh hóa tượng sống khi về đêm đầy bí ẩn nhưng Abdul Rasheed và Shoaib Ahmed vẫn là hai cậu bé tràn trề năng lượng và vui vẻ.
Vào ban ngày, hai cậu bé Abdul Rasheed, 9 tuổi và Shoaib Ahmed, 13 tuổi sống tại tỉnh Baluchistan, Pakistan cũng năng động và hoạt bát, biết cười nói và chơi đùa với nhau như bất kỳ bé trai cùng lứa tuổi nào. Nhưng khi mặt trời lặn, hai cậu bé bỗng rơi vào tình trạng sống thực vật bởi lúc đó cơ thể hoàn toàn bị tê liệt và cũng không thể mở mắt, ăn cũng như nói.
Khi mặt trời lặn, Abdul Rasheed và Shoaib Ahmed lại bắt đầu với cuộc sống thực vật.
Điều đáng nói ở đây là các bác sĩ cũng đành phải bó tay trước ca bệnh kỳ lạ này. Giáo sư Javed Akram thuộc Khoa nội Học viện Y khoa Pakistan đánh giá, đây là một thử thách đối với đội ngũ y bác sĩ bệnh viện. Mặc dù đã tiến hành một số xét nghiệm nhưng họ vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời.
Hiện tại, chính phủ nước này đã cấp kinh phí điều trị cho Abdul Rasheed và Shoaib Ahmed. Để có được câu trả lời, các bác sĩ đã lấy mẫu máu gửi cho các chuyên gia nước ngoài đồng thời thu thập mẫu đất và không khí nơi ở của hai cậu bé.
Khi đi sâu vào nghiên cứu, các bác sĩ mới biết bố mẹ của Abdul Rasheed và Shoaib Ahmed là họ hàng đời thứ nhất với nhau. Trong tổng số 6 đứa con của họ, đã có 2 đứa qua đời từ khi còn nhỏ. Ngoài 2 cậu bé hóa tượng sống khi về đêm, 2 đứa con còn lại của họ không có triệu chứng sức khỏe bất thường.
Mặc dù vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác nhưng bố mẹ của Abdul Rasheed và Shoaib Ahmed vẫn một mực tin rằng con mình là... "hậu duệ của mặt trời", rằng chúng chỉ có thể sống sót khi tiếp nhận năng lượng từ mặt trời.
Giáo sư Javed Akram nói chuyện với anh Mohammad Hashim - bố của hai cậu bé.
Cả hai vẫn là những đứa trẻ tràn đầy sức sống khi mặt trời mọc.
Theo Kênh 14 / Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"