Liệu tảng đá này là sự sắp đặt của thiên nhiên, di tích của những công nghệ từ bên ngoài trái đất hay có sự can thiệp từ bàn tay của người ngoài hành tinh?
Tảng đá khổng lồ " bất di bất dịch" tọa lạc tại Mahabalipuram, một thị trấn tại quận Kancheepuram thuộc bang Tamil Nadu ở miền nam Ấn Độ . Nó có chiều cao khoảng hơn 5m, gần như ngang bằng với chiều rộng của nó, nó tròn ở một vài khía cạnh nhưng không phải là một hình cầu hoàn hảo.
Tảng đá cứng đầu thách thức mọi quy luật vật lý
Hòn đá bí ẩn này được biết đến với tên gọi Krishna's Butter Ball từ 50 năm trở lại đây, mặc dù tên gọi nguyên thủy của nó là "Vaanirai Kal", theo tiếng Ấn Độ có nghĩa là Hòn Đá Của Thần Bầu Trời (Stone Of The Sky God)
Nó nặng hơn 250 tấn và nằm trên một diện tích bề mặt khá nhỏ trên sườn dốc của một ngọn đồi một cách kì lạ. Chính điều này làm nảy sinh những điều bí ẩn xung quanh nó.
Sự sắp đặt của tự nhiên? Chắc chắn không phải
Nhiều người nghĩ tảng đá này như một sắp đặt của tự nhiên. Nhưng làm sao tự nhiên có thể tạo được tảng đá này thì thành thật mà nói rất khó khả thi. Không thể có cách nào để nó có hình dáng như thế này bằng sự xói mòn, nước chảy hay các ngọn gió to. Phần còn lại của vùng đất là một vùng đồi bằng phẳng, và chẳng có bất kì tảng đá lớn nào cả.
Tảng đá không lồ này không phải sự sắp đặt của tự nhiên
Nếu không phải là do sự sắp đặt của tự nhiên thì thế lực nào đã làm điều này? Kể cả ngày nay, việc di chuyển một tảng đá nặng đến 250 tấn trên một ngọn đồi dốc là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và yêu cầu các trang bị phức tạp như các máy cần cẩu.
Làm thế nào mà những người cách đây tới 1.200 năm có thể thực hiện được điều này? Nếu không phải do con người làm thì có thể là ai ?
Ví trí hẹp và nguy hiểm
Hãy nhìn xem cái cách mà tảng đá đứng trên ngọn đồi này. Nó nằm đúng trên một vùng đất chỉ rộng ít hơn 1,2 mét. Kể cả một người không có một chút kiến thức nào về xây dựng cũng biết rằng một bề móng rộng là hết sức quan trọng đến sự bền vững của một công trình.
Tảng đá nằm chơi vơi trên ngọn đồi
Vậy thì làm sao để một tảng đá nặng 250 tấn đứng trên một bề móng có chiều rộng ít hơn 1,2 mét này? Đồng thời, hãy để ý vị trí nơi mà nó đứng. Nó không phải trên mặt phẳng ngang mà là trên một đoạn dốc trơn trượt. Hãy tưởng việc đặt một quả bóng tròn trên một tấm trượt, nó sẽ lăn đi với tốc độ nhanh đến thế nào? Làm thế nào mà một tảng đá nằm trên một đỉnh đồi dốc có thể ở yên đó trong suốt 1200 năm ?
Nó không thể bị di chuyển (dù nhiều người đã rất cố gắng).
Vị trí của tảng đá dường như gắn chặt vào ngọn đồi phía bên dưới. Thực tế vào năm 1908, thị trưởng thành phố Madras (hiện là thành phố Chennai), Arthur Lawley, đã có ý định dịch chuyển tảng đá ra khỏi ngọn đồi. Đó là bởi vì ông sợ rằng nó có thể lăn xuống bất cứ lúc nào, phá hủy thị trấn nằm dưới chân đồi. Vì thế ông ra lệnh rằng hòn đá phải bị rời đi khỏi vị trí đó.
Người ta nói rằng 7 con voi đã được sử dụng trong quá trình này, nhưng tảng đá vẫn không xê dịch dù chỉ một chút. Ngài thị trưởng hoàn toàn từ bỏ nhiệm vụ bất khả thi này!
Tảng đá không thể bị di chuyển trước bất kì những nỗ lực nào
Hãy thử làm một ít tính toán đơn giản. Chúng ta biết rằng một con voi có thể kéo được 6 tấn cân nặng. Vậy 7 con voi có thể kéo được 42 tấn và trước áp lực đó, cái viên đá này vẫn "tỉnh bơ" đậu trên một "căn cứ" dài 1,2 mét mà không di chuyển một tí nào!
Bây giờ, lại là một câu hỏi thú vị hơn, Nếu mà việc đẩy tảng đá này xuống ngọn đồi là bất khả thi, vậy làm thế nào mà nó lại được đẩy lên phía trên ngọn đồi được? Các bạn có cảm thấy bối rối như tôi ko. Ai có thể làm được điều này? Superman chăng?
Có thể nào đây là một loại công nghệ cao cấp đến từ ngoài trái đất?
Tên gốc của tảng đá cho chúng ta một vài gợi ý.
Mặc dù được biết đến phổ biến với cái tên "Krishna's Butter Ball" vào thời điểm đó, đây không phải tên gốc của tảng đá này.
Cái tên này được sáng tạo ra bởi một du khách vào năm 1969, người được chỉ định để chỉ cho Indira Gandhi thấy được những nghệ thuật điêu khắc của vùng Mahabalipuram, thủ tướng của Ấn Độ lúc bấy giờ.
Tên gốc của tảng đá này "Vaan Irai Kal", trong tiếng Tamil có nghĩa là "hòn đá của thần bầu trời". Vậy ai là những vị thần này?
Nguồn gốc của ngọn đồi dốc
Để có cái nhìn rõ hơn, chúng ta nên tìm hiểu nguồn gốc của ngọn đồi dốc, vi trí mà tảng đá khổng lồ này tọa lạc. Nhưng ngọn đồi nào? Nó trông chỉ cao có 9 mét mà thôi, nhưng đây không phải là chiều cao gốc của nó vì đất ở vùng này liên tục trồi cao lên!. Bãi cát của nó bị cuốn đi bởi bãi biển bên cạnh.
Hãy nhìn vào cái cầu trượt dành cho trẻ em này,bây giờ trông nó ít hơn 1,5 mét nhưng vào 10 năm về trước nó có độ cao là 4,5 mét, gấp 3 lần bây giờ. Những tảng đá và ngọn đồi ở đây đang bị chôn vùi vào lòng đất với với tiến độ 0,3 mét trong 1 năm.
ngọn đồi đang bị chôn vùi vào lòng đất
Giờ hãy tưởng tượng, ngọn đồi này sẽ cao như thế nào cách đây 1200 năm về trước! Nó rất có thể là một ngon núi rất cai, lên tới gần 305 mét!
Tại sao một tảng đá với kích thước và trọng lượng khổng lồ như thế này lại được đặt trên gần đỉnh của một ngọn núi cao như thế? Điều này thực sự không thể tin nổi!
Liệu vị trí của tảng đá này là do thế lực từ thiên nhiên, một loại công nghệ cao đến từ ngoài trái đất hay la thực sự do bàn tay của chúa trời như những gì người ta thường đồn đại? Tất cả vẫn còn là những bí ẩn mà khoa học hiện nay chưa thể có câu trả lời rõ ràng.
Khoa học hiên đại “cúi đầu” trước các công nghệ cổ xưa
Krishna Butter Ball đứng sứng sững một mình độc tôn tại ngọn đồi này, như thể đang khoe khoang về sự vĩ đại của nó là một minh chứng cho thấy sự hạn chế về các công nghệ "siêu hiện đại" của loài người.
Chúng ta chỉ có thể "cúi đầu hạ phong" khi nhìn vào các công nghệ đã xây dựng nên các kì quan mà đã phản lại hoàn toàn tất cả những định luật vật lí hay những lời giải thích khoa học.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời