(Tổ Quốc) - Sự sống liệu có tồn tại hay không trên Mặt Trăng - vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất?
- Bán limousine Hàn Quốc hàng hiếm giá 550 triệu, người bán chia sẻ: ‘Tặng thêm 1 xe để thay phụ tùng’
- EU nỗ lực kiềm chế AI
- Nắng nóng có thể gây mất Wi-Fi đột ngột, đây là cách phòng tránh cực đơn giản
- Lí do iPhone không thể bắt wifi trên giường và cách khắc phục
- PISEN ra mắt series trạm điện di dộng thế hệ mới PowerWild siêu chất
KHÁT VỌNG THAY ĐỔI 'ĐỊNH KIẾN' THẾ KỶ
Mặt Trăng từng được cho là không thể ở được và không có sự sống, tuy nhiên, sứ mệnh sắp triển khai của NASA có thể sẽ thay đổi "định kiến" kéo dài hàng thế kỷ ấy.
Sau nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực sự sống ngoài hành tinh, Prabal Saxena - nhà khoa học hành tinh tại Trung tâm du hành vũ trụ Goddard của NASA, đã chia sẻ một tiết lộ gây sốc rằng sự sống của vi sinh vật có thể tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt như trên Mặt Trăng - vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất chúng ta.
Phát biểu này phần nào tỏ bày được khát vọng của NASA trong hành trình tái chinh phục Mặt Trăng ở quy mô lớn hơn và cặn kẽ hơn. Khát vọng ấy đặt trọn vẹn trong Chương trình Artemis mà cơ quan này đang thực hiện từng bước một.
Space.com thông tin, sứ mệnh Mặt Trăng Artemis 3 sắp tới của NASA — dự kiến khởi động vào cuối năm 2025 — có thể tiết lộ liệu các vi sinh vật có khả năng đi từ Trái Đất trên các chuyến bay vào vũ trụ trước đó (Apollo 11 năm 1969) có thể sống sót trong các miệng hố va chạm siêu lạnh, bị che khuất vĩnh viễn ở cực Nam Mặt Trăng hay không.
Phát biểu tại Hội thảo về các địa điểm hạ cánh tiềm năng của Artemis 3, nhà khoa học NASA Prabal Saxena cho biết: "Artemis 3 hứa hẹn giải đáp được bí ẩn lớn nhất trên Mặt Trăng, rằng sự sống liệu có tồn tại ở nơi đây hay không. Một trong những điều nổi bật nhất mà nhóm của chúng tôi đã phát hiện ra là, dựa trên nghiên cứu gần đây về phạm vi mà một số vi sinh vật có thể tồn tại, có thể có những miệng hố va chạm tiềm năng (không bị bức xạ Mặt Trời thiêu đốt) để vi sinh vật tồn tại và phát triển. Hiện, chúng tôi đang nghiên cứu để tìm hiểu những sinh vật cụ thể nào có thể phù hợp để sống được ở những khu vực như vậy".
Cho đến nay, NASA đã xác định được 13 khu vực tiền năng gần cực Nam của Mặt Trăng cho sứ mệnh Artemis 3 - cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng có người lái đầu tiên trong thế kỷ 21 kể từ sứ mệnh Apollo 17 diễn ra vào năm 1972.
Bao gồm:
Faustini Rim A
Khu vực gần miệng hố va chạm Shackleton
Connecting Ridge
Connecting Ridge Extension
de Gerlache Rim 1
de Gerlache Rim 2
de Gerlache-Kocher
Massif Haworth Malapert
Massif Leibnitz
Beta Plateau
Nobile Rim 1
Nobile Rim 2
Amundsen Rim
Sở dĩ họ chọn được 13 địa điểm hạ cánh này là vì, chúng là khu vực chứa các vùng bị che khuất vĩnh viễn, bức xạ Mặt Trời không thể đến và có khả năng tồn tại băng nước. Ngoài ra, chúng còn giàu tài nguyên và có địa hình chưa từng được con người khám phá.
Các chuyên gia tin rằng nếu các vi sinh vật tồn tại trên Mặt trăng, chúng có thể đã đến được đó thông qua thiên thạch ngoài không gian. Tuy nhiên, cũng có khả năng các vi sinh vật có nguồn gốc từ Trái Đất, chúng có sức sống bền bỉ, chịu được các điều kiện khắc nghiệt, và đã "quá giang" trên tàu đổ bộ Mặt Trăng Apollo 11 năm 1969.
Heather Graham, nhà địa hóa học hữu cơ thuộc Trung tâm du hành vũ trụ Goddard (NASA) nói với Space.com: "Chúng tôi coi người Trái Đất là sứ giả (của vi sinh vật) có khả năng nhất đưa sự sống lên Mặt Trăng. Tất nhiên, điều này có căn cứ, dựa trên dữ liệu phong phú mà chúng tôi có về lịch sử khám phá và hồ sơ tác động của con người trên Tặt Trăng hồi thế kỷ 20".
Ngay cả khi các vi sinh vật hiện không tồn tại trên Mặt Trăng, chúng - những vi sinh vật có khả năng kháng bức xạ như gấu nước Tardigrades (tên khoa học: Macrobiotus sapiens) hay vi khuẩn Deinococcus radiodurans - có thể sẽ thông qua hoạt động khám phá Mặt Trăng trong Chương trình Artemis mà sinh sôi.
Nhà khoa học NASA tin rằng, những vi sinh vật đó không chỉ có thể sống sót sau chuyến đi mà còn có khả năng phát triển mạnh ở Mặt Trăng.
Artemis 3 là sứ mệnh mấu chốt trong Chương trình Artemis thế kỷ 21 của NASA với khát vọng đưa người tái đổ bộ Mặt Trăng. Khác với những lần đổ bộ Mặt Trăng những năm 1960, 1970 của thế kỷ 20, lần đổ bộ này, NASA mong muốn con người sẽ khám phá vệ tinh tự nhiên của Trái Đất kỹ hơn, quy mô lớn hơn, nhằm biến Mặt Trăng thành nơi nghiên cứu của các nhà khoa học và là "trạm trung chuyển" để thẳng tiến sao Hỏa.
"Cùng với nhau, những chuyến bay thử nghiệm lên Mặt Trăng trong sứ mệnh Artemis 2 sẽ chứng minh những khả năng mà chúng ta cần để đưa con người lên Mặt Trăng và thực hiện các sứ mệnh dài hạn trong nhiều thập kỷ tới. Chúng tôi sẽ lấy kinh nghiệm thu được khi khám phá Mặt Trăng để chuẩn bị cho "bước nhảy khổng lồ" tiếp theo lên sao Hỏa" - NASA khẳng định.
Bài viết sử dụng nguồn: NASA, Chron, Space.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI